5 kỹ năng sống còn dành cho thế hệ trẻ theo báo cáo của Forbes, ở Việt Nam, các thành viên của thế hệ Z có số lượng hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 1/7 dân số cả nước). Được sinh ra từ năm 1995 đến 2015, thế hệ Z được sống trong kỷ nguyên cuộc Cách mạng 4.0 và sự bùng nổ công nghệ. Họ đang từng bước tham gia vào lực lượng lao động lần đầu tiên và tồn tại trong một thế giới mà dải ngăn cách giữa thế giới thực và thế giới số đang dần bị xóa nhòa. Vậy những kĩ năng nào sẽ giúp cho thế hệ Z khẳng định mình và giúp họ tham gia vào công cuộc 4.0 này.
1. Quản lý thời gian
Cùng một khối lượng công việc như vậy với thời gian yêu cầu là như nhau nhưng có người thoải mái hoàn thành công việc với kết quả tốt mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi trong khi lại có những người loay hoay khi không biết mình phải làm gì trước tiên rồi bị nhấn chìm trong áp lực và căng thẳng.
Do vậy, kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả là yếu tố không thể xem nhẹ nếu muốn thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.
Bạn có thể tham khảo qua cuốn sách 20 Phút Làm Chủ Thời Gian thuộc bộ HBR 20 Minute Manager. Cuốn sách này sẽ đưa bạn lướt nhanh với một số nguyên tắc căn bản; giúp bạn học được cách:
– Tự đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian của bản thân
– Đặt thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ
– Hoạch định thời gian cho từng việc
– Tránh tình trạng trì hoãn hay gián đoạn
2. Tư duy phản biện:
Tư duy phản biện (Critical thinking) còn được gọi là tư duy phân tích. Tư duy phản biện là một quá trình tư duy để chất vấn các giả định hay giả thiết. Bạn biết cách phải suy nghĩ như thế nào khi đứng trước một điều gì đó.
Các phương pháp rèn luyện tư duy phản biện:
Đánh giá khách quan: Nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều, ở những vị trí khác nhau sẽ cho bạn một cái nhìn khách quan. Cân nhắc mọi việc theo logic, hạn chế cái tôi cá nhân.
Luôn đặt câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Tìm hiểu được nguyên do và cách thức, bạn sẽ nhìn xa hơn và đi đúng hướng.
Lật ngược vấn đề: Câu hỏi kinh điển cho việc rèn luyện tư duy “Gà có trước hay trứng có trước”. Mặc dù vấn đề đảo ngược không đúng thì việc xem xét có thể đưa bạn đến con đường tìm kiếm giải pháp nhanh và chính xác hơn. Điều đó cho phép bạn xét đến rất nhiều trường hợp để loại trừ và tìm ra đáp án đúng nhất.
Kết luận vấn đề qua các bằng chứng thực tế: Đôi lúc cảm xúc lấn át lý trí, nhưng khi lý trí của bạn chưa được thuyết phục bởi các bằng chứng bạn vẫn sẽ còn nghi ngờ.
3. Làm chủ cảm xúc
Làm chủ cảm xúc là khả năng nhận ra, suy nghĩ thông suốt, sẵn sàng chấp nhận, và kiểm soát được cảm xúc của chính bạn (đôi khi của những người khác nữa)trước khi chúng biểu hiện thành hành vi.
Sự hối hận sau cơn nóng giận là một trong những lý do đầu tiên khiến người ta quan tâm đến cảm xúc của mình.
Một nét cười, một nét giận của bạn. Nếu đúng người, đúng lúc, đúng nơi thì ắt hẳn sẽ được lòng người.
Thời đại này nếu chỉ vì chuyện nhỏ không kiềm được cảm xúc mà “xé” ra to là vô cùng bất lợi nằm trong 5 kỹ năng sống quan trọng.
Trái lại nếu luôn giữ bản thân ở thế khiêm nhường, cầu tiến, tích cực tạo lập quan hệ xã hội thì cơ hội thăng tiến càng cao.
Hơn hết, ấn tượng tốt mà chúng ta để lại cũng giúp chúng ta rất nhiều.
Rõ ràng cảm xúc thì không thể điều khiển một cách triệt để được. Nhưng người ta có thể tạo thói quen cho nó. Ban đầu là ý thức được cảm xúc của mình.
Tiếp theo đó là theo dõi và uốn nắn cảm xúc đó.
4. Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình là những kỹ năng bạn cần để cung cấp các bài thuyết trình hiệu quả và hấp dẫn cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau, bao gồm cấu trúc bài thuyết trình, cách thiết kế các slide, tông giọng và ngôn ngữ cơ thể.
Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng mềm rất quan trọng vì chúng giúp người trình bày truyền đạt được thông tin phức tạp theo cách đơn giản và thú vị nhất để thu hút khán giả, truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc hiệu quả, nâng cao sự tự tin.
Theo khảo sát có hơn 70% người đi làm đồng ý rằng kỹ năng thuyết trình rất quan trọng đối với thành công của họ trong công việc.
Trong khi đó, có 20% người được hỏi cho biết họ sẽ làm mọi thứ để tránh thuyết trình bao gồm giả vờ bị bệnh hoặc nhờ đồng nghiệp thuyết trình thay, ngay cả khi điều đó có nghĩa là làm mất đi uy tín cũng như hình ảnh của họ tại nơi làm việc.
Nếu kém kỹ năng thuyết trình, các nhà quản lý sẽ không truyền đạt được cảm hứng cho các thành viên trong đội nhóm, sản phẩm sẽ không bán được, doanh nghiệp sẽ không thu hút được nguồn đầu tư và công ty sẽ không thể phát triển.
Đây dường như là một cái giá quá lớn phải trả nếu không sở hữu một kỹ năng cơ bản mà bất cứ ai cũng có thể cải thiện.
5. Kỹ năng ứng dụng công nghệ
Ngoài ra các kỹ năng mềm, kỹ năng ứng dụng công nghệ trong công việc cũng đặc biệt được lưu tâm.
Theo nghiên cứu hàng quý về các kỹ năng thế hệ Z cần có trong thế kỷ số hóa đang được tuyển dụng nhiều nhất do Upwork thực hiện, có đến 70% các kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất là hoàn toàn mới.
Ví dụ top 10 kỹ năng trong nghiên cứu bao gồm: Blockchain, Google Cloud Platform (nền tảng đám mây của Google), Volusion (nền tảng thương mại điện tử), Risk management (quản trị rủi ro), Product photography (chụp hình sản phẩm), Rapid prototyping (làm mẫu thử nhanh), Google App Engine API, SCORM (các tiêu chuẩn dành cho sản phẩm e-learning), GitLab (nền tảng lập trình), SCORM (ngôn ngữ lập trình cho blockchain),v.v…
Đứng trước sự thay đổi, thế hệ Z cần chủ động hơn trong việc trang bị những hiểu biết sâu rộng, tư duy mở và kỹ năng mềm để thích nghi với sự thay đổi đó có trang bị cho mình 5 Kỹ Năng Sống.