Cây đinh lăng được tìm thấy nhiều nơi ở châu Á, ở Việt Nam được tìm thấy khắp mọi nơi trên đất nước ta với đặt tính dễ trồng đinh lăng không chịu được ngập nước nên được trồng ở nơi cao. Cây đinh lăng thường trồng làm cảnh, làm món ăn. Đinh lăng còn là loại thảo dược được dùng trong nhiều bài thuốc Đông y, với nhiều tác dụng như bồi bổ thân thể, kích thích các chức năng của não bộ…
Đặc điểm nhận biết và thành phần của cây đinh lăng
Cây đinh lăng được ví như nhân sâm có tác dụng như sâm ngọc linh hay nhân sâm Hàn Quốc, cây đinh lăng còn có tên gọi khác là nam dương sâm hoặc cây gỏi cá. Ngoài tác dụng trong y học, một số gia đình còn trồng cây đinh lăng để làm cảnh. Tên khoa học của đinh lăng là Panax fruticosum L, Polyscias fruticosa Harms, Tieghem Panax fruticosus Vig.
Đặc điểm của cây có thể nhận biết rõ như cây có chiều cao trung bình từ 0.5m – 1m, lá cây có hình lông chim và răng cưa ở hai bên mép.
thường có màu nâu nhạt, dài từ 3mm đến 10mm, thường mọc so le với nhau. Lá đinh lăng có mùi thơm dễ chịu, rễ cây có vị ngọt, thanh mát, lá thường được ăn kèm với gỏi cá hoặc các món ăn dân gian khác.
Khi trưởng thành, hoa có màu trắng nhạt có nhụy hoa ngắn và mảnh, gồm nhiều tán hoa gộp thành cụm, kích thước từ 7mm đến 18mm thưởng nở vào tháng 4 đến tháng 7.
Cây đinh lăng có quả dẹt, hình trứng độ dày 1mm dài 3-4mm có vòi màu trắng bạc.
Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe
Theo nghiên cứu của GS. Ngô Ứng Long cùng học viện Quân Y, trong thành phần của đinh lăng gồm 8 loại saponin oleanane. Loại glucozit tự nhiên này sẽ làm tăng sự thấm của tế bào, kích thích các hoạt chất khác dễ hoà tan và hấp thụ nhanh hơn.
Saponin được tìm thấy nhiều nhất ở bộ phận rễ cây, với các vitamin như B1, B2, B6, vitamin C và hơn 20 axit amin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là bộ ba axit amin quan trọng không thể thiếu như methionin, lyzin và xystei. Với những thành phần như trên nên đinh lăng còn được ví như “ nhân sâm của người nghèo”.
Tác dụng Đông y của cây đinh lăng
Trong dân gian, cây đinh lăng thường được dùng để bồi bổ khí huyết, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Ngoài ra nước lá cây đinh lăng còn được dùng hàng ngày như nước uống bởi tính thanh mát, giải độc gan.
Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thu Hương cùng các cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM đã chỉ ra rằng, tất cả bộ phận cây đinh năng điều có tác dụng chửa bệnh và từng bộ phận của cây sẽ có tác dụng y dược riêng như:
- Phần thân cây: Có tác dụng điều trị đau lưng, đau dây thần kinh tọa, chữa tê thấp hiệu quả.
- Phần lá cây:
Lá đinh lăng có thể thu hoạch quanh năm, tuy nhiên chỉ nên thu hoạch lá khi cây đinh lăng có tuổi từ 3 năm trở lên khi đó lá đinh lăng tổng hợp đủ hợp chất sẽ cho công dụng tốt nhất. Có thể dùng lá đinh lăng ở dạng tươi để sắc lấy nước uống, dùng làm nước tắm, giã nát đắp lên vết thương.., còn đối với dạng khô thì có thể dùng làm gối, lót giường nằm trị mất ngủ, co giật ở trẻ…
Lá đinh lăng có mặt trong nhiều bài thuốc chữa dị ứng, kích thích ra sữa, thông tia sữa cũng như áp xe vú ở phụ nữ.
- Hoa đinh lăng: hoa được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 7 khi hoa còn nụ thì có thể dùng làm thuốc. Sau đó đem phơi khô hoa rồi ngâm rượu. Có thể dùng hoa tươi ngâm rượu nhưng tốt nhất nên dùng hoa khô theo nghuyên cứu thì hoa không tác dụng tốt hơn rất nhiều.
Một số bài thuốc dân gian chỉ ra rằng, hoa đinh lăng khô khi ngâm với rượu sẽ có tác dụng tăng cường trí nhớ, lợi tiểu, hỗ trợ giấc ngủ sâu, an thần.
-
Phần rễ cây:
Người ta thường thu hoạch rễ cây đinh lăng trồng từ 3 năm trở lên khi rễ đinh lăng đã tổng hợp đủ hoạt chất có lợi cho sức khỏe thường thu hoạch vào mùa thu – đông, lúc này rễ mềm và có dược tính chữa bệnh cao. Nếu rễ nhỏ sẽ lấy cả củ, còn với rễ to chỉ thu hoạch vỏ rễ. Sau đó đem đi rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Lúc sử dụng thì có thể ngâm rượu hoặc để nguyên làm thuốc.
Khi sao vàng rễ đinh lăng thì người ta thường tẩm cùng rượu gừng và mật ong để tăng hiệu quả trị bệnh Rễ cây chứa nhiều vitamin nên thường được dùng để tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, tăng cường tuần hoàn máu.
Mặc dù đinh lăng có nhiều tác dụng trong Đông y, nhưng nếu không sử dụng đúng liều lượng sẽ gây ra nhiều độc tính cho cơ thể. Chính vì vậy, việc bổ sung kiến thức về loại thảo dược này trong chính bữa ăn của mọi nhà sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách khoa học.
Sử dụng đinh lăng an toàn và hiệu quả
Cũng giống như nhân sâm, nếu sử dụng cây đinh lăng quá liều lượng sẽ làm tổn thương gan, thận hay nghiêm trọng hơn là tim. Một số biểu hiện dễ dàng nhận thấy như mệt mỏi, sụt cân, kém ăn, tiêu chảy có thể là do cơ thể nạp quá nhiều saponin.
Theo thí nghiệm với chuột thì liều độc của nhân sâm là 16,5g/kg, ngũ gia bì là 14,5g/kg trong khi đó liều độc của đinh lăng là 32,9 g/kg. Cho chuột uống với liều 50g/kg thể trọng thì vẫn sống bình thường. Khi bị nhiễm độc thì dẫn đến sung huyết ở não, gan, thận, tim. Vì vậy, cần kiểm soát cũng như sử dụng cây đinh lăng an toàn, đạt hiệu quả tốt.
Bộ phận cây đinh lăng
- Rễ đinh lăng: Tính mát, vị ngọt, hơi đắng, không độc bổ 5 tạng, có công dụng bồi bổ khí huyết, đả thông kinh mạch, tăng sức chịu đựng, dẻo dai cho cơ thể, làm nhịp tim trở lại bình thường và gia tăng sức chịu nóng đối với những vận động viên. Khác với nhân sâm làm tăng huyết áp khi sử dụng, đinh lăng giúp ổn định tim mạch và huyết áp, ngoài ra còn có khả năng giúp tăng cân, bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh…
- Lá đinh lăng: Tính mát, vị đắng, có công dụng chữa mề đay, dị ứng thức ăn, ho, sởi, kiết lỵ, tắc tia sữa… Ở Ấn Độ, người ta còn dùng lá đinh lăng để điều trị sốt.
- Thân và cành đinh lăng chữa đau lưng mỏi gối, phong thấp.
Sử dụng đinh lăng như trà mang lại giấc ngủ sâu
Đơn giản nhất chính là sử dụng lá đinh lăng khô, đun với nước sôi và dùng thay nước trà, một số người sẽ cho lá đinh lăng sấy khô vào phích, đổ hước và hãm trong vòng 15 phút.
Sử dụng lá đinh lăng tươi hoặc khô đều mang lại hiệu quả tương tự, tuy nhiên cần phải sơ chế sạch sẽ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Một lưu ý nhỏ khi muốn sử dụng đinh lăng để hãm nước uống là hãy lựa chọn những lá già, bởi hàm lượng dưỡng chất trong lá sẽ cao hơn.
Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không sử dụng lá đinh lăng vì thành phần saponin có tính phá huyết, dễ sảy thai.
Rễ đinh lắng có giá trị dinh dưỡng cao thường được làm quà tặng
Dùng đinh lăng trong chế biến thực phẩm cũng được sử dụng phổ biến.
Lá đinh lăng non được ăn kèm với gỏi cá, các món rau sống hay nấu kèm với các món hầm bồi bổ người ốm.
Rễ cây được dùng để ngâm rượu, đặc biệt với những cây đinh lăng lâu năm.
Phần rễ cây phát triển còn được một số người dùng làm quà biếu bởi chúng có giá trị dinh dưỡng không kém gì nhân sâm.
Tăng cường sinh lực
Trước đây cây đinh lăng không được sử dụng rộng rãi như bây giờ, chỉ khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý đến những hợp chất có trong cây đinh lăng và có cùng họ với nhân sâm như cây đinh lăng, cây tam thất, ngũ gia bì…
Những cây cùng họ nhân sâm chứa những hợp chất giống như nhân sâm nhưng hàm lượng ít hơn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sinh lực.
Do đó cây đinh lăng cũng nổi tiếng là một vị dược liệu quý được lưu truyền đến ngày nay, rễ đinh lăng là phần tốt nhất của cây đinh lăng chứa nhiều saponin giống như nhân sâm.
Có tác dụng gần như nhân sâm, còn lá đinh lăng vào ngày xưa thường được dùng làm nước uống trị mát gan tăng nhịp tim.
Dịch chiết xuất rễ đinh lăng giúp tăng sức chịu đựng với các nhà du hành vũ trụ, đặc biệt tăng cường thể lực trong tư thế tĩnh đầu dốc ngược. Tác dụng này của đinh lăng được cho là hiệu quả hơn Sâm Triều Tiên.
Khi bộ đội luyện tập hành quân thì các nhà nghiên cứu đã cho sử dụng bột rễ đinh lăng, kết quả là tăng đáng kể khả năng chịu đựng, thể lực cường tráng, dẻo dai hơn.
Các nhà nghiên cứu ở Nga đã gọi đinh lăng là “thuốc sinh thích nghi” và được sử dụng trong Du hành vũ trụ Intercosmos ở Việt Nam.
Nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy bột rễ và dịch chiết xuất đinh lăng giúp làm tăng sức chịu đựng của con người trong môi trường nóng ẩm, công dụng này của đinh lăng thậm chí còn tốt hơn chè giải nhiệt và vitamin C.
Không như tam thất và sâm Triều Tiên, trong rễ đinh lăng có chất ức chế men Monoamin oxydaza trên cơ thể do đó làm tăng cảm giác sung sức, không mệt mỏi.
Ngoài ra, còn làm tăng sức đề kháng với bệnh tật. Ngoài ra khi nghiên cứu về đặc tính kháng khuẩn của lá đinh lăng thì cho thấy rằng trong nước.
Rượu lá đinh lăng có nhiều hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn sinh mủ trong cơ thể.
Điều trị đau mỏi gối
Cây đinh lăng được dùng phổ biến trong cả Đông y và Tây y, thảo dược có tính dương chuyên để điều trị đau lưng, đau mỏi gối hiệu quả. Một số bài thuốc mà các bạn có thể tham khảo để điều trị đau mỏi gối như:
- Bài thuốc 1: Sử dụng phần thân, cành của đinh lăng với khoảng 30g, cùng 10g rễ cây xấu hổ, cam thảo dây và cúc tần. Sắc lấy nước dùng 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc 2: Thái mỏng rễ cây đinh lăng, phơi khô, đong một lượng 0,5g, cùng 100ml nước đun trong vòng 15 phút. Dùng liên tục trong vòng 1 – 2 tháng.
Các bài thuốc Đông y điều trị đau mỏi gối cần được sử dụng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu tình trạng bệnh vẫn kéo dài cần đến các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.
Tác dụng của đinh lăng cho phụ nữ sau sinh
Nhiều bà mẹ truyền tai nhau về tác dụng của cây đinh lăng cho phụ nữ sau sinh, vậy thực hư thế nào?.
Như đã biết, các hàm lượng trong cây đinh lăng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, lưu thông khí huyết. Đặc biệt với phụ nữ sau sinh, cây đinh lăng còn có nhiều tác dụng tuyệt vời có thể kể đến như.
- Thông tia sữa, chữa áp xe vú: Với tác dụng hòa tan hoạt chất nhờ 8 loại saponin, khi các mẹ sử dụng lá cây đinh lăng sẽ làm tan các cục sữa đông. Giảm cảm giác đau nhức do tắc tia sữa. Không dừng lại ở đó, cây đinh lăng còn kích thích tiết sức, giúp tăng lượng sữa cho phụ nữ sau sinh.
- Lưu thông khí huyết, chữa thiếu máu: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc sử dụng nước đinh lăng sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, giảm khô ráp cho phụ nữ sau sinh. Đồng thời lưu thông khí huyết, giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ hơn.
Đinh lăng có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với phụ nữ sau sinh
Mặc dù đinh lăng rất tốt cho phụ nữ sau sinh, nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như đạt hiệu quả tốt nhất, các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc kích thích tia sữa, chứa áp xe vú: Chuẩn bị 40g rễ đinh lăng, 500ml nước sắc cho tới khi chỉ còn lại 1 nửa. Sử dụng 2 lần/ ngày trong thời gian 7 – 10 ngày sẽ đem lại hiệu quả.
- Bài thuốc lưu thông khí huyết: 20g tam thất, 100g hoàng tinh, hà thủ ô, rễ đinh lăng, thục địa. Đem tán nhuyễn, khi sử dụng pha 100g hỗn hợp với nước dùng trong ngày.
Các bài thuốc sẽ có hiệu quả riêng với từng cơ địa. Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.
Hỗ trợ điều hòa giấc ngủ
Chứng mất ngủ thường xảy ra ở người cao tuổi, hoặc những người chịu áp lực công việc quá nhiều.
Một bài thuốc dân gian vẫn thường được áp dụng để điều hòa giấc ngủ đó chính là sử dụng đinh lăng.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: Tâm sen 12g, lá vông 20g, tang diệp 20g, liên nhục 16g và lá đinh lăng 24g (có thể sử dụng lá khô hoặc tươi đều được).
- Cách thực hiện: Cho hết nguyên liệu vào một bình cùng 400ml nước sắc trong vòng 30p cho tới khi chỉ còn 150ml.
- Thời gian: Ngày 2 lần/ trong thời gian 10 – 15 ngày.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, các bạn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng, cũng như tăng cường luyện tập thể thao để cải thiện chứng mất ngủ nhanh hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng
Bất cứ một loại thảo dược nào cũng có tác dụng tốt khi sử dụng với liều lượng vừa đủ, tránh lạm dụng sẽ dẫn đến nhiều tác hại đối với cơ thể.
- Chỉ nên sử dụng từ 10 – 20g đinh lăng khô mỗi ngày.
- Những cây đinh lăng có độ tuổi từ 3 năm mới có đầy đủ dược tính cần thiết.
- Các món ăn từ lá đinh lăng nên lựa chọn lá non để cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.
- Dùng rễ đinh lăng quá nhiều sẽ làm say thuốc, xuất hiện tình trạng nôn mửa, mệt mỏi, tiêu chảy.
Trên đây là những thông tin cần thiết cho các bạn về cây đinh lăng, tác dụng cũng như cách sử dụng để cải thiện sức khỏe.