9 chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả. Trong Marketing, định vị thương hiệu là bước quan trọng trong quá trình phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
Tức là quá trình các nhà tiếp thị tạo nên hình ảnh hay nhận diện thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng về một sản phẩm, thương hiệu, hay tổ chức.
Nó chính là so sánh tương quan giữa các thương hiệu hay sản phẩm trong cùng phân khúc thị trường trong tâm trí khách hàng.
Vậy làm thế nào để biết rõ công ty bạn nên áp dụng chiến lược định vị nào là phù hợp?.
9 chiến lược định vị thương hiệu
Những chiến lược định vị hiệu quả áp dụng để phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
1. Định vị dựa vào chất lượng
Cảm nhận về chất lượng của sản phẩm xuất phát từ người tiêu dùng. Khi đã lấy được lòng tin của khách hàng về chất lượng bạn đã gặt hái thành công khi xây dượng thương hiệu.
Cách tốt nhất để khẳng định chất lượng là thu hẹp định vị của sản phẩm hay thương hiệu.
Khi đó sản phẩm hay thương hiệu sẽ mang tính đặc thù hơn là tính chung chung. Những thương hiệu sản phẩm mang tính đặc thù sẽ được cho là có “chất lượng cao hơn”. Những thương thiệu mang tính chung chung.
Trong ngành xe hơi, hầu hết các hãng xe đều sử dụng tiêu thức này để giữ cho các thương hiệu sản phẩm của mình một khoản an toàn vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.
Hoặc nói cách khác là tạo trong tâm thức người tiêu dùng rằng nhãn hiệu của mình vượt trội.
2. Định vị dựa vào giá trị
Ngon bổ rẻ là cụm từ để chỉ giá trị của một sản phẩm khi người tiêu dùng mua chúng cảm thấy hài lòng với số tiền mình bỏ ra so với những công dụng nó mang lại.
Dù đã có thời điểm khi những sản phẩm được cho là có giá trị “tốt” đều được đánh đồng với giá rẻ. Quan niệm này ngày nay đã thay đổi. Bởi vì sản phẩm, dịch vụ tốt thì khó mà rẻ. Ngày càng có nhiều thương hiệu có giá trị ra đời.
Southwest Airlines là một ví dụ điển hình về một thương hiệu vừa có thể đưa ra mức giá rẻ nhưng vẫn duy trì được một hình ảnh thương hiệu mạnh.
Thực tế hầu hết những hãng hàng không lớn khác đều theo chân Southwest giới thiệu những chuyến bay giá rẻ dưới những thương hiệu mới hay thương hiệu được liên kết.
3. Định vị dựa vào tính năng
Dựa vào tính năng nổi bậc của sản phẩm, dịch vụ để tạo sự khác biệt cho thương hiệu định vị dựa vào tính năng được nhiều Marketer vận dụng. Phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ví dụ tính năng chụp đêm trên iphone 11 Pro Max
Lợi thế của phương pháp này là thông điệp đưa ra rất cụ thể. Rõ ràng và dễ lấy được sự tin tưởng của khách hàng khi đưa ra được những thông số thực về sản phẩm.
Tuy nhiên, định vị dựa vào tính năng sẽ dễ dàng mất tác dụng nếu đối thủ tung ra những sản phẩm có chức năng mới và ưu việt hơn. Niếu đối thủ tung ra những tính năng ưu việt hơn thì tính năng này sẽ bị lu mờ.
4. Định vị dựa vào mối quan hệ
Mỗi quan hệ giữa sản phẩm và khách hàng tạo ra hiệu quả thu hút rỏ riệt do có sự cộng hưởng với người tiêu dùng đây là phương pháp hiệu quả.
Ví dụ, thương hiệu giầy Sketchers (giày chơi quần vợt) tạo cho người mang cảm giác rất thích thú.
Thương hiệu máy tính Apple, khi bị mất dần thị phần. Đã bắt đầu kêu gọi người sử dụng giải phóng chính họ khỏi chiếc PC (máy tính cá nhân) và hãy “Suy nghĩ khác”.
Những thương hiệu trên đã định vị dựa vào những khách hàng, không phải dựa vào sản phẩm họ cung cấp.
5. Định vị dựa vào mong ước
Đây là những lời mời gọi khách hàng tới những nơi họ muốn. Trở thành con người họ yêu thích hay đạt được một trạng thái tinh thần họ mong muốn.
Ví dụ: Cafe Trung Nguyên với slogan “khơi nguồn sáng tạo”
6. Định vị dựa vào vấn đề / giải pháp
Là chiến lược định vị cung cấp những giải pháp giúp giải quyết những vấn đề khiến họ đâu đầu. Mọi vấn đề sẽ sớm được giải quyết khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.
Ví dụ: Omo đánh bay những vết bẩn cứng đầu nhất. Hay giải pháp đông mềm giúp giảm thời gian chế biến của nhiều tủ lạnh cao cấp
7. Định vị dựa vào đối thủ
9 chiến lược định vị thương hiệu. Chiến lược này giúp định vị thương hiệu dựa trên những yếu tố được so sánh giữa nó với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Chính vị vậy, ý tưởng này nhiều khi bị cho là dư thừa nhưng rất nhiều chiến dịch đã vận dụng chiến lược này.
Các thương hiệu giặt tẩy thường xuyên đối đầu với nhau để chứng tỏ rằng mình có sức mạnh tẩy rửa tốt nhất.
8. Định vị dựa vào cảm xúc
Đánh vào cảm xúc của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Khách hàng cảm nhận như thế nào về thương hiệu thường bắt nguồn từ nhu cầu. Có thể nói đó là đưa cho khách hàng lựa chọn thứ 2 khi họ không thích sản phẩm thứ nhất.
Cách định vị của 7up là một trường hợp điển hình. Khi mà thị trường nước cola đã được chiếm giữ bởi 2 thương hiệu khổng lồ là Coke và Pepsi.
Cứ 3 sản phẩm nước ngọt được tiêu thụ ở thị trường Mỹ thì trong đó Coke và Pepsi đã chiếm tới 2 sản phẩm.
Khi mà hai vị trí đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng với sản phẩm nước Coca cola. Đã bị chiếm giữ bởi Coke và Pepsi thì 7up sẽ không thành công nếu định vị là một sản phẩm tương tự.
Bằng cách tạo mối liên kết của sản phẩm với vị trí vững chắc của cola đã được hình thành trong tâm trí người tiêu dùng. 7up đã định vị mình là sản phẩm “không phải cola” (uncola).
Đây chính là một chọn lựa khác để thay thế khi người tiêu dùng không uống cola.
Nếu nhìn từ khía cạnh tâm trí của người tiêu dùng thì coke sẽ chiếm vị trí đầu tiên. Pepsi sẽ chiếm vị trí thứ 2 và 7up sẽ chiếm vị trí thứ 3.
9. Định vị dựa trên công dụng
Một số thương hiệu định vị dựa trên những gì họ mang lại cho khách hàng của mình.
Công ty thẻ tín dụng Discover đưa thông điệp định vị của mình là “It Pays to Discover”. Tạm hiểu là hãy sử dụng thẻ và lấy tiền lại.
Discover là một trong những công ty cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng đầu tiên cho phép người sử dụng hưởng những quyền lợi về tài chính khi sử dụng thẻ.
Trên đây là 9 chiến lược định vị thương hiệu . Mà các Marketer áp dụng để phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp