5 Bước xây dựng thương hiệu để xây dựng một thương hiệu thành công chúng ta cần trải qua nhiều bước tiến hành. Dưới đây là 5 bước xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả nhất.
Xây dựng thương hiệu là điều bắt buộc trong bối cảnh cạnh tranh thương trường khốc liệt như hiện nay. Nhiều thương vụ M&A diễn ra thường xuyên với việc doanh nghiệp bị thâu tóm, sáp nhập.
5 Bước xây dựng thương hiệu
1. Cách đặt tên thương hiệu
Đặt tên cho thương hiệu là bước đầu tiên chúng ta phải làm. Khi chưa có gì cả tên thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này của doanh nghiệp và sản phẩm. Những nguyên tắc đặt tên thương hiệu như thế nào.
Phải bảo hộ được về mặt pháp lý
Nhiều doanh nghiệp không quan tâm đến việc bảo hộ tên thương hiệu, hậu quả là bị đạo nhái. Mọi chuyện sẽ còn tệ hơn nếu bên đạo nhái mang tên thương hiệu đi đăng ký bảo hộ thành công.
Nhiều chủ doanh nghiệp nhìn đứa con tinh thần của mình dày công chăm sóc đến trưởng thành, trở thành con của người khác.
Vì vậy việc đăng ký bảo hộ cực kỳ quan trọng để bảo vệ thương hiệu của mình trước hàng nháy hàng kém chất lượng.
Đăng ký bảo hộ tại cục sở hữu trí tuệ bạn có thể tham khảo bài viết trên website: đăng ký thương hiệu ở đâu?.
Tên miền có sẵn
Website theo tiên của thương hiệu là lý tưởng nhất. Vì vậy nếu tên miền mà bạn nhắm đến đã bị đăng ký mất thì bạn nên suy nghĩ lại về tên thương hiệu.
Khi có tên rồi thì hãy đi đăng ký tên miền càng sớm càng tốt.
Vì tên website và tên thương hiệu sẽ liên qua đến hiệu quả của những chiến lược Marketing sau này.
Nhất là những chiến lược liên quan đến Digital Marketing. Và giúp cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp nhận hơn.
Dễ phát âm, dễ nhớ
Tên thương hiệu dù có đẹp đến đâu mà khách hàng không biết đọc thế nào hay không nhớ nổi thì cũng ngậm ngùi nhận điểm trừ.
Một mẹo dành cho bạn là tên thương hiệu chứa các nguyên âm o, e, a, i thường được khách hàng yêu thích hơn. Ví dụ như Tiki, Honda, Coca Cola…
Tỳ vào đối tượng khách hàng và vùng địa lý bạn nhắm đến mà đặt tên thương hiệu. Ví dụ bạn chỉ hướng đến khách hàng ở Việt Nam thì bạn nên đặt tên tiếng việt sẽ giúp cho khách hàng dễ tiếp cận hơn.
Niếu bạn hướng đến khách toàn cầu trong tương lai nên đặt tên thương hiệu theo tiếng Anh. Vì ngôn ngữ chung cho toàn cầu là tiếng anh.
Một điểm cần lưu ý nửa là có một thời gian người Việt Nam sính hàng ngoại nên đặt tên rất quan trọng tùy thuộc vào sản phẩm bạn cung cấp là gì.
Nhiều thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đã thành công bạn có thể theo dõi bài viết trên website (12 thương hiệu Việt Nam đã hết “Việt”)
Liên quan đến sản phẩm, ngành hàng
Tên thương hiệu có thể liên quan đến sản phẩm hoặc không nhất thiết. Nhưng niếu tên thương hiệu giúp người dùng biết bạn đang kinh doanh gì cũng rất tốt.
Chẳng hạn như nghe Edumall hay AIM Academy là nghĩ đến mảng giáo dục, đào tạo, TH True Milk hay Vinamilk thì rõ ràng là ngành sữa.
Khác biệt với đối thủ
Tên thương hiệu của bạn phải là độc nhất để tránh khách hàng nhầm lẫn.
Mục đích xây dựng thương hiệu là làm cho mình khác biệt với những đối thủ trên thị trường.
Và điều quan trọng tránh đặt tên na ná với tên đối thủ đã có. Nệm giá kho, Nệm giá sỉ, Nệm giá gốc… khách hàng sẽ không khỏi hoang mang và bước vào nhầm tiệm là chuyện bình thường.
Phù hợp với khách hàng mục tiêu
Tên thương hiệu tiếng Anh liệu có phù hợp với khách hàng lớn tuổi hay vùng nông thôn?. Khách hàng thuộc phân khúc cao cấp có thích những cái tên bình dân?.
Vì thế đối tượng bạn hướng đến mà đặt tên thương hiệu cho phù hợp với chiến lược kinh doanh mà bạn đặt ra.
Đến đây bạn biết là đặt tên thương hiệu là điều bắt buộc phải làm đầu tiên. Khi bạn muốn tiếp cận khách hàng của mình khi bạn chưa có gì trong tay, chưa thành lập công ty.
Một cái tên thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đển sự phát triển của bạn trong tương lai.
2. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Bước thứ 2 là 1 bước quan trọng trong 5 Bước xây dựng thương hiệu. Sau khi bạn có tìm được tên thương hiệu cho mình đến bước là sao để gây ấn tượng với khách hàng. Việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là cần thiết.
Bộ nhận diện thương hiệu là một tập hợp các yếu tố hữu hình của thương hiệu (như tên gọi, logo, màu sắc, yếu tố đồ họa, biểu tượng, tài liệu marketing…).
Chúng phối hợp cùng nhau để định dạng và phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác trong tâm trí khách hàng.
Tham khảo dự án Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Sapon
- Tên thương hiệu: Sapon
- Logo: Thiết kế logo chữ cách điệu tên thương hiệu
- Màu sắc chủ đạo: Màu trắng cam
- Font chữ: cách điệu, không chân
- Bộ tài liệu Marketing: Tiêu đề thư, Phong bì thư, Kẹp file A4, thẻ thành viên, usb, Catalogue, Túi đựng
Card visit…
Như vậy, các yếu tố bao gồm trong bộ nhận diện thương hiệu:
- Tên thương hiệu
- Kiểu logo
- Biểu tượng chính
- Slogan hoặc tagline (Xem thêm nếu bạn chưa rõ Slogan là gì?)
- Màu sắc chủ đạo
- Font chữ
- Hình ảnh minh họa
- Các yếu tố chỉ dẫn
- Các ứng dụng nhận diện thương hiệu (Phong bì thư, Kẹp file, bao bì nhãn mác, name card,….)
3. Đăng ký thương hiệu ở đâu
Mọi thông tin về thương hiệu, logo, sáng chế được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam của Bộ khoa học và công nghệ.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nước và khách hàng Quốc tế có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
4. Đại sứ thương hiệu
Đại sứ thương hiệu là gì?
Đại sứ thương hiệu là gương mặt đại diện cho thương hiệu để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ. Các công việc chính.
Có thể đồng hành cùng thương hiệu trong một giai đoạn nhất định hoặc trong một chiến dịch quảng cáo của họ.
Thông thường, doanh nghiệp thường chọn những người có tầm ảnh hưởng tới công chúng và có những tiêu chí phù hợp với thương hiệu để đem hình ảnh sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với khách hàng.
Khiến khách hàng tin tưởng và yêu mến thương hiệu. Vai trò của đại sứ thương hiệu quan trọng đối với quyết định mua hàng của người dùng.
5. Marketing thương hiệu
Đến bước cuối cùng trong 5 Bước xây dựng thương hiệu là quảng bá thương hiệu đến khách hàng. Marketing thương hiệu (Brand Marketing) là một trong những hướng đi chủ đạo của Marketing trong giai đoạn hiện nay.
Theo tư duy Marketing truyền thống, khái niệm sản phẩm sẽ được tập trung chú ý nhiều nhất, tất cả chiến lược Marketing sẽ xoay quanh khái niệm này.
Cha đẻ của ngành Marketing Philip Kotler đã xây dựng cả một bộ lý thuyết về Marketing sản phẩm.
Tuy vậy, bước sang thế kỷ 21, nhờ sự tiên phong của các công ty đa quốc gia.
Mô hình quản lý lấy thương hiệu làm trung tâm bắt đầu được phổ biến rộng rãi, dựa trên hình thức quản lý mới mà Marketing thương hiệu đã ra đời.
Nhiệm vụ đặt ra cho Marketing thương hiệu là khiến cho một thương hiệu có giá trị và uy tín tăng cao hơn và ngày càng được người dùng biết tới nhiều hơn.
Phân biệt Marketing thương hiệu và Branding
Cần phân biệt một cách rõ ràng hai khái niệm Marketing thương hiệu (Brand Marketing) và Xây dựng thương hiệu (Branding).
Xây dựng thương hiệu có mục tiêu cơ bản là mở rộng khả năng nhận diện của thương hiệu đó.
Nó chú trọng vào mặt hình thức của thương hiệu, ví dụ như việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu… Trái lại, Marketing thương hiệu lại chú trọng hơn vào công tác quảng bá.
Chú trọng vào khía cạnh “chiến lược” và quản trị, mang tính toàn diện hơn, có mục tiêu cụ thể hơn là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Phân biệt Marketing thương hiệu và Marketing sản phẩm
Như đã nói ở trên, nền tảng của ngành Marketing hiện nay được xây nên từ cái nền Marketing sản phẩm.
Chiến lược này có ưu điểm là tính cụ thể, rõ ràng do đối tượng chỉ là một sản phẩm cụ thể. Nhưng xã hội hiện đại đã đặt ra các yêu cầu mới cho các doanh nghiệp.
Tại sao có những người xếp hàng cả ngày chỉ để mua một chiếc Iphone mới phát hành. Trong khi họ có thể chờ một thời gian sau để có thể sở hữu chiếc điện thoại đó với giá rẻ hơn rất nhiều?.
Tại sao có những người luôn phải uống một cốc Starbucks mỗi buổi sáng? Đó chính là kết quả mỹ mãn của chiến lược Marketing thương hiệu được Apple và Starbucks thực hiện.