Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu – 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな. Câu thành ngữ làm người của người Nhật Bản khiến cả thế giới nể phục. Ở đất nước không phải chuyên về nông nghiệp lúa nước lại có một câu thành ngữ với triết lý sâu xa về cây lúa chắc sẽ có nhiều bạn ngạc nhiên. Nhưng đây là đúc kết qua nhiều biến cố của Nhật Bản để có được câu thành ngữ này.
Và người Nhật trở nên một con người khiêm nhường như ngày hôm nay một phần nhờ vào triết lý sâu của câu thành ngữ này.
Các bạn Việt Nam hiện đang đi du học hay xuất khẩu lao động ở Nhật hãy suy ngẫm và học tập theo câu thành ngữ này nhé.
Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu – 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな
Chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về đặt tính sinh học của cây lúa.
Cây lúa là loại cây trồng lấy hạt sống trong môi trường nước thân thẳng, lá mỏng và dài.
Sau khi gieo hạt chăm sóc đến lúc lúa làm đòng trổ bông.
Khi những hạt lúa đã thụ phấn vài ngày sau hạt lúa sẽ ngậm sửa niếu hạt lúa ngậm sửa thành công sẽ tạo hạt.
Thường thì 1 bông lúa sẽ có khoảng 100 hạt mỗi bông và khi lúa chín bông lúa sẽ bị cong xuống.
Còn không tạo hạt thì bông lúa sẽ không bị cong và đứng thẳng những bông lúa này là bông lúa lép bỏ đi không dùng được.
Vì thế bông lúa chín là bông lúa cúi đầu để tả bông lúa này đã thành công tạo hạt.
Câu thành nghữ của người Nhật Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu chính là từ các thế hệ đi trước muốn răn dạy thế hệ sau hãy làm người và sống như bông lúa.
Lúc bông lúa bị sâu bệnh hạt bị lép bông lúa sẽ vươn lên đứng thẳng còn khi bông lúa được mùa và trĩu bông bông lúa sẽ cúi đầu.
Con người cũng vậy khi khó khăn hãy vươn lên đứng thẳng còn khi thành công hãy biết cách cúi đầu và không kiêu ngạo.
Chính triết lý về bông lúa ấy đã được lưu truyền và làm nên một nước Nhật như ngày nay, một nước Nhật khiêm nhường, một nước Nhật biết đứng lên làm cả thế giới phải ngưỡng mộ.
Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu – 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな
Văn hóa cúi đầu của người Nhật
Câu thành ngữ được người Nhật áp dụng vào rất nhiều trong cuộc sống.
khi chào hỏi người Nhật dùng tư thế cúi đầu đặc biệt của mình để thể hiện sự tôn trọng đối phương.
Trong rất nhiều trường hợp cúi đầu còn thể hiện sự biết ơn hay xin lỗi của người Nhật, người Nhật cúi đầu giống như bông lúa cúi đầu vậy.
Lại kể đến những thời kỳ Nhật Bản khó khăn do thiên tai như trong trận động đất sóng thần hơn 10 năm về trước.
Chúng ta đã thấy người Nhật xếp hàng dài để chờ phát thực phẩm cứu trợ, không hề có bất kỳ hành động chen lấn xô đẩy hay cướp bóc nào xảy ra.
Mọi thứ người Nhật thể hiện lúc khó khăn đã làm cả thể giới phải khâm phục.
Người Nhật trong thời điểm khó khăn nhất họ đã vươn lên như bông lúa lép và cúi đầu khi họ thành công.
Còn về những thảm họa to lớn trước đây Nhật Bản phải gánh chịu như vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki.
Người Nhật hàng năm vẫn tưởng nhớ đến những người đã khuất nhưng họ lại không oán trách nước Mỹ khi họ bị ném bom bởi người Nhật đã sai trong cuộc chiến đó.
Họ biết họ phải đứng lên từ đâu và làm những gì để trở thành một bông lúa cúi đầu.
Câu thành ngữ rất hay và phổ biến ở Nhật Bản. Và dù người Nhật có đi đâu thì họ vẫn mang theo văn hóa cúi đầu đến với mọi người trên khắp thế giới.
Hình ảnh một người giám đốc đội mua chào khách hàng vào chế xăng mới đây tại Việt Nam đã khiến chúng ta suy ngẫm và thay đổi cách phục vụ của mình.
Đó là sự tôn trọng đối với khách hàng của mình, phong cách phục vụ khác hẳn khi mọi người vào đây.