Thứ Tư, Tháng Mười Một 20, 2024

Còi xương

Còi xương là bệnh lý xuất hiện ở trẻ em dưới 3 tuổi, biểu hiện bằng tình trạng rối loạn dưỡng xương. Vùng dịch tễ hay gặp trẻ em còi xương là miền núi, nơi sương mù nhiều, ít ánh nắng ăn uống thiếu thốn. Do đó dẫn đến việc tổng hợp Vitamin D bị thiếu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa của Canxi và Photpho, là những nguyên liệu cần thiết tạo nên bộ khung xương. Tuy nhiên trẻ em thành thị cũng có thể bị còi xương do trẻ được bao bọc quá kỹ trong nhà, không được tắm nắng thường xuyên cũng dẫn đến thiếu tổng hợp Vitamin D. Ngoài vấn đề còi xương do thiếu Vitamin D bởi nguồn cung không đủ, bệnh còn do rối loạn chuyển hóa Vitamin D, khiến không đủ Vitamin D3 là loại tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo xương. Nguyên nhân bệnh Còi xương Nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh còi xương là thiếu Vitamin D. Vitamin D được cung cấp từ hai nguồn: ngoại sinh và nội sinh. Ngoại sinh là từ thức ăn, sữa mẹ, nguồn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vitamin D tan trong dầu nên nếu thức ăn của trẻ không có dầu mỡ dẫn đến giảm hấp thu Vitamin D. Nội sinh là từ một tiền chất dưới da, dưới tác động của ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành Vitamin D3, đây là nguồn chủ đạo để tham gia vào chuyển hóa tạo xương của trẻ. Do đó hay gặp ở trẻ em là bệnh còi xương do thiếu Vitamin D. Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là thiếu Vitamin K2, một protein vận chuyển canxi tạo xương hay thiếu một số khoáng chất canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương. Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương). Bệnh còi xương ở trẻ thường gặp ở giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến dưới 3 tuổi. Bệnh làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ Nguyên nhân dẫn đến bệnh ở trẻ là do thiếu ánh sáng mặt trời, hoặc chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ canxi - phốt pho; trẻ không được bú mẹ dễ bị hơn trẻ bú mẹ. Những em bé có nhiều nguy cơ bị còi xương thường thuộc các nhóm sau: - Trẻ sinh non, đẻ sinh đôi. - Trẻ nuôi bằng sữa bò. - Trẻ quá bụ bẫm. - Trẻ sinh ở những nơi có điều kiện thời tiết âm u, thiếu ánh nắng. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương Bệnh còi xương ở trẻ thường biểu hiện qua một số dấu hiệu như sau: - Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình, và đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ. - Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn. - Có các bất thường ở vùng xương đầu, bao gồm thóp rộng và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở; xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê. - Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón. - Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng...

No Content Available

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.