Đặc sản Mù Cang Chải?. Mù Cang Chài là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái nằm ở Tây Bắc. Ẩm thực nơi đây cũng có nhiều ảnh hưởng mang hương vị núi rừng.
Làm cho ẩm thực nơi đây có những hương vị riêng mà không nơi nào có được. Tạo nét đẹp riêng cho nền ẩm thực Mù Cang Chải làm cho du khách khó quên khi đến nơi này.
Ngoài hương vị khó quên giống như tên gọi cũng khiến chúng ta lưu luyến như Xôi nếp Tú Lệ, Táo mèo…
Giống như nhiều người khác đã trót yêu thiên nhiên Tây Bắc. Thì không bỏ qua dịp này để lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của những thửa ruộng bậc thang.
Hãy đến Mù Cang Chải một lần Không phải vì các điểm khác không đẹp. Mà vì Mù Cang Chải quá xuất sắc và hùng vĩ nên bạn sẽ không muốn nhìn những nơi khác nữa.
Xôi nếp Tú Lệ
Nếp Tú Lệ rất dẻo và thơm
Nếp Tú Lệ là một đặc sản của Mù Cang Chải rất nổi tiếng từ xa xưa, nó được cấy trồng từ cánh đồng Mường Lò thuộc tỉnh Yên Bái.
Từ thuở xa xưa, khai thiên lập địa Ngọc Hoàng sai các nàng tiên mang giống nếp xuống trần gian, chọn đất mà gieo trồng cho dân.
Các nàng tiên đi khắp vùng Tây Bắc, đến núi Kháu Pạ, thấy một thung lũng bằng phẳng, vừa rộng rãi, vừa đẹp đẽ, cây cỏ tốt tươi, các nàng tiên bèn hạ cánh.
Lấy vùng đất của bản Pha bây giờ làm nơi gieo trồng những hạt nếp giống mang từ trên trời xuống.
Mấy tháng sau, nếp trổ bông, hạt chin vàng ươm, thổi thành xôi ăn rất ngon, hương thơm ngào ngạt.
Thế là các nàng tiên quyết định giao lại cho những người dân Thái ở đây giống nếp quý hiếm này.
Từ bản Pha, đời này qua đời khác, người dân bản địa tiếp tục gieo trồng loại nếp đó, lan rộng ra cả vùng Tú Lệ, Văn Chấn. Người đời này quen gọi giống nếp đó gọi là Tú Lệ.
Cốm Tú Lệ
Cốm là một đặt sản của miền bắc như cốm làng vòng nhưng khi nhắc đến cốm thì Tú Lệ vẫn khiến cho người ta khó quên.
Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt gạo to tròn, trắng trong.
Thứ nếp này khi được nấu thành xôi thì có vị dẻo thơm đặc biệt, còn khi chế biến thành cốm thì lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát.
Để làm ra những hạt cốm còn giữ nguyên được hương vị đậm đà, thơm dịu đầy sức quyến rũ mang nét đặc trưng của vùng cao Yên Bái.
Cách chế biến cốm Tú Lệ
khi làm cốm, bà con người dân tộc Thái nơi đây đã phải rất công phu. Khi lúa nếp bắt đầu ngậm sữa. Khi những bông lúa cúi đầu cũng là lúc gặt đem về làm cốm.
Lúa để làm cốm không được vò hay đập mà phải tuốt, sàng bỏ rơm và những hạt thóc lép.
Đem đãi qua nước rồi cho vào chảo rang.
Bếp lò để rang cốm thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi.
Chảo rang cốm thường bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon.
Cốm được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều.
Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã.
Thóc được giã đều và vừa tay khi thấy có trấu thì xúc ra xảy bỏ rồi lại giã tiếp.
Đến khi hạt thóc không còn vỏ thì mới hoàn thành.
Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 10 lần giã là hoàn tất.
Một số người thích ăn ngọt có thể rưới mật mía lên trên hoặc ăn cùng với chuối chín.
Trái hồng đỏ chín cây hoặc cũng có thể dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè. Nêm vào các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên…
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc Mù Cang Chải
Mù Cang Chải nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn, nơi đây chính là mảnh đất sinh sôi nảy nở ra những hạt gạo nếp thơm dẻo không đâu sánh bằng.
Từ thứ gạo nếp được thần gieo giống ấy người dân nơi đây sáng tạo ra rất nhiều món ăn được nhiều người yêu thích.
Một trong số đó là món Xôi ngũ sắc Mù Cang Chải dẻo thơm và cũng là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người Thái nơi đây.
Táo mèo đặc sản Mù Cang Chải
Táo mèo Mù Cang Chải mua về ngâm rượu rất thơm
Ở Yên Bái, cây Sơn Tra thường sống ở những vùng núi cao phía tây của tỉnh tập trung nhiều ở ba huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.
Nơi có nền nhiệt độ đặc biệt, mùa hè nóng và nắng ảnh hưởng của gió lào, mùa đông chịu ảnh hưởng của giá lạnh vùng cao. Khí hậu tây bắc gần Sapa có tuyết rơi.
Có lẽ vì phát triển trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và sinh sống cùng đồng bào dân tộc Mông như vậy mà táo mèo còn có một tên gọi khác là Sơn Tra.
Táo Mèo có những tính năng kỳ diệu trong y học cũng như trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Phân bổ của Táo Mèo
Cây Táo mèo phát triển tự nhiên trên vùng đồi núi của Yên Bái.
Chiều cao trung bình chừng 7 – 10m, thân gỗ, tán lá rộng, được phát triển mạnh nhờ sự phát tán của con người,
súc vật và muông thú do vậy cây mọc không tập trung mà có khoảng cách.
Táo mèo ra hoa vào mùa xuân và cho thu hái quả vào mùa thu.
Tháng 9, tháng 10 là tháng quả táo mèo chín rộ. Cũng là mùa lúa chín. Thời điểm này khắp các chợ huyện và nhiều nhất là chợ Ga Yên Bái ngập tràn táo mèo.
Những người sành ăn không tham chọn quả to, đẹp mã mà thường lựa những quả nhỏ, quả có sâu vì đây mới thực là những quả táo chín thơm và ngọt.
Táo mèo có hai loại.
Ngoài loại quả thường bày bán ở các chợ ta thấy, còn có loại táo rừng.
Loại táo này quả nhỏ, khi chín có mầu hồng trắng hoặc vàng trong, ngọt, giòn và mùi thơm đặc biệt quyến rũ, rất hấp dẫn người thưởng thức.
Táo mèo rừng không có vị chát xít và chua gắt như loại táo ngố. Theo những người có thâm niên làm táo mèo bán ở chợ Ga Yên Bái thì ngon nhất vẫn là táo mèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
loại táo mèo mọc ở đồi thông và nơi rừng hoang. Loại này làm quà mã không đẹp nhưng ăn lại rất ngon, được nhiều khách mua đặt hàng.
Những ngày cuối mùa, tại thành phố Yên Bái giá của quả Táo mèo đã lên đến 40.000 đồng/1kg.
Tạo nguồn thu nhập cho người dân góp phần phát triển kinh tế – xã hội của các huyện miền Tây tỉnh Yên Bái.
Tạo cho nền ẩm thực Mù Cang Chải thêm phong phú.
Công dụng và cách chế biến táo mèo
Trong đông y táo mèo có tên là Sơn Tra. Đây là một vị thuốc quý có tác dụng tiêu thực chữa đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy, hạ huyết áp, cải thiện sức co bóp của tim.
Đặc biệt ở quả Táo mèo là người dùng có thể sử dụng một cách triệt để.
Hạt và ruột có nhiều tính năng giảm béo, hạ huyết áp, an thần cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tăng huyết áp gây ra…
Chính bởi thế táo mèo được dùng nhiều trong các vị thuốc bồi bổ tinh thần và chế thành rượu vang khai vị được nhiều người ưa thích.
Táo mèo cũng còn được nhiều người dùng để giải khát mát và bổ trong mùa hè.
Với những người khéo tay, quả táo mèo được chế biến ra nhiều loại thức quà rất có giá trị và dễ thưởng thức như: xi rô, mứt, ô mai, muối xổi…
Chẳng thế mà đến Yên Bái mùa nào khách xa gần cũng có thể được tận hưởng nền ẩm thực Mù Cang Chải.
Xi ro táo mèo
Quả Táo mèo sau khi được thu hái có thể bảo quản trong điều kiện tự nhiên rất dài ngày. Với xi rô sơn tra, cần gọt vỏ, bỏ ruột và hạt, rửa sạch, bổ dọc quả làm 4 hoặc 6.
Ngâm nước muối trong vài giờ cho ra bớt nhựa, vớt ra, để ráo, sau đó đem trộn với đường kính, để trong thời gian 1 tuần.
Táo mèo và đường kết hợp với nhau tạo ra một dung dịch vàng, sóng sánh như mật ong, có vị chua mát, ngọt thanh, không còn vị chát, mùi thơm nhẹ nhàng lan tỏa.
Nếu để dành dùng trong một thời gian ngắn thì đây quả là một loại nước dễ uống thơm ngon, giải nhiệt phù hợp với mọi lứa tuổi.
Nếu muốn để dành xi rô đến các mùa sau thì chỉ cần canh xi rô đến sôi, rồi bắc ra để nguội cho vào chai để lưu lại rất thoải mái không sợ lên men và biến dạng.
Mứt táo mèo ẩm thực Mù Cang Chải
Với món ô mai, sau khi thu hái về rửa sạch, để cả vỏ để mùi thơm không bị mất giữ được hương vị riêng. Vắt bỏ ruột, thái táo mèo theo chiều ngang, đem sấy khô rồi nấu với đường, rồi lại sấy khô.
Nếu muốn sơn tra có vị cay người ta thường xay gừng rồi nấu cùng sẽ được một món ô mai đặc biệt. Vô cùng hấp dẫn thường dùng trong những tháng mùa đông và trong dịp tết Nguyên đán.
Táo mèo lắc
Quả Táo mèo sau khi rửa sạch bổ quả làm 4 hay làm 6. Sau đó cho thêm đường, muối và ớt thì quả là một món ngon tuyệt vời, vị cay, mặn, ngọt, giòn và vương vấn mãi mùi thơm riêng có của quả táo mèo.
Cá Hồi và Cá Tầm
Cá hồi thường sống ở sông suối vùng núi cao nên cá hồi ở đây được đánh bắt tự nhiên và nuôi trên núi cao. Phương pháp chăm sóc cũng khác với những loại cá thông thường.
Trên đèo Khau Phạ có nhà hàng chuyên cung cấp lẩu cá hồi và cá tầm, các bạn có thể ăn thử
Từ chân đèo Khau Phạ phía bên Tú Lệ đi lên khoảng 7km sẽ tới khu vực nhà hàng Khau Phạ, đây cũng là một trong những trang trại nuôi Cá Hồi lớn của Miền Bắc.
Số lượng cá nuôi ở đây lên tới 10.000 con, cá giống hoàn toàn được nhập và nuôi theo công nghệ từ Châu Âu.
Nhiều món ngon từ Cá Hồi (hoặc Cá Tầm) được chế biến tại đây để phục vụ khách du lịch, nếu đi đoàn đông các bạn có thể vào làm nồi lẩu cho bữa trưa của mình.
Cá hồi là một đặc sản Mù Cang Chải đối với những người yêu thích cá hồi không nên bỏ qua.
Châu chấu rang
Châu chấu một dòng của dế mèn củng là một món ăn hấp dẫn là đặc sản Mù Cang Chải.
Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, khoảng tháng 5 và tháng 9.
Vào mùa, châu chấu bao giờ cũng thơm ngậy, là món ăn hấp dẫn khi đến Mù Cang Chải mà du khách không nên bỏ qua.
Cua suối rang muối
Ngoài ra tại Mù Cang Chải còn có món cua suối rang muối khá ngon, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn mà còn tùy thuộc vào thời gian bạn ở Mù Cang Chải.
Bạn nên chủ động gọi điện đặt trước với các nhà hàng. Quán ăn bởi thường các đoàn thường đi xung quanh chụp ảnh ở các điểm trước rồi mới về Thị trấn Mù Cang Chải để nghỉ ngơi. Lúc đó thường đã muộn và hết đồ ăn.
Cua suối rang muối có thể tìm thấy ở khắp các nhà hàng, quán ăn ở Tú Lệ đặc sản Mù Cang Chải
Khác với các loại cua sống ở biển, ở ruộng, con cua suối thường sống trong các hốc đá trên suối ở vùng cao.
Thịt cua suối thơm, chắc và có thể chế biến được nhiều món ngon trong đó có món Cua suối rang muối.
Cua sau khi bắt về bóc mai, rửa sạch để cho ráo nước. Cho dầu vào chảo đun sôi, bỏ tỏi vào xào thơm sau đó cho cua vào đảo cho đều, rắc muối lên rang cho đến khi cua chín vàng.
Đến lúc về già bạn đã tự hào rằng mình đã ăn những món đó. Hồi tưởng lại một thời thanh xuân tràn đầy nhiệt huyết dám yêu dám hận.