Danh sách các giải bóng đá thế giới, bóng đá môn thể thao vua được nhiều người mong đợi nhất trong số các môn thể thao trên thế giới. Với những cách tổ chức khác nhau như tổ chức thường niên có những mùa giải bóng đá được tổ chức 2 năm hay 4 năm 1 lần.
Bóng đá thế giới:
1. Giải đấu chính thức của FiFA
Giải vô địch bóng đá thế giới:
Tổ chức 4 năm một lần từ năm 1930, là giải đấu cao nhất cấp đội tuyển quốc gia.
Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới:
Tổ chức từ năm 1934.
Cúp Liên đoàn các châu lục:
Tổ chức 4 năm một lần từ năm 1992 gồm 6 đội đương kim vô địch châu lục, đội đương kim vô địch thế giới.
Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới:
Tổ chức 2 năm một lần từ năm 1977, gồm các cầu thủ từ 20 tuổi trở xuống.
Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới:
Tổ chức 2 năm một lần từ năm 1985, gồm các cầu thủ từ 17 tuổi trở xuống.
Giải vô địch bóng đá nữ thế giới:
Tổ chức 4 năm một lần từ năm 1991, là giải đấu cao nhất cấp đội tuyển quốc gia nữ.
Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới:
Tổ chức 2 năm một lần từ năm 2002, gồm các cầu thủ nữ từ 20 tuổi trở xuống.
Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới:
Tổ chức 2 năm một lần từ năm 2008, gồm các cầu thủ nữ từ 17 tuổi trở xuống.
Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới:
Tổ chức 4 năm một lần từ năm 1989.
Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới:
Tổ chức 2 năm một lần từ năm 1995.
2. Giải đấu chính thức không thuộc FIFA
Thế vận hội Mùa hè:
Tổ chức lần đầu vào kì Thế vận hội Mùa hè 1900, gồm các cầu thủ từ 23 tuổi trở xuống và 3 cầu thủ trên 23 tuổi. Từ năm 1996 nội dung của nữ được thêm vào. Các đội tuyển Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland không phải thành viên IOC nên không được tham dự, thay vào đó là đội tuyển quốc gia của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Thế vận hội Trẻ:
Tổ chức lần đầu vào năm 2010, gồm các cầu thủ từ 15 tuổi trở xuống.
UEFA-CAF Meridian Cup:
Tổ chức từ 1997 đến 2005, gồm hai đội tuyển dưới 18 tuổi của châu Phi và châu Âu.
Giải vô địch bóng đá các quốc gia Ả Rập:
Tổ chức lần đầu vào năm 1963 và không cố định về thời điểm tổ chức, gồm các đội thuộc khối Ả Rập từ châu Á và châu Phi.
Đại hội Thể thao Liên Ả Rập:
Tổ chức lần đầu vào năm 1953.
Giải vô địch bóng đá các quốc gia Palestine:
Tổ chức từ năm 1972 đến 1977, gồm các đội thuộc khối Ả Rập từ châu Á và châu Phi.
3. Giải đấu câu lạc bộ thuộc FIFA
Giải bóng đá Cúp câu lạc bộ thế giới:
Tổ chức hàng năm từ năm 2000.
4. Giải đấu câu lạc bộ không thuộc FIFA
Suruga Bank Championship:
Tổ chức thường niên từ năm 2008 bởi Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ và Liên đoàn bóng đá Nhật Bản, diễn ra giữa đội đương kim vô địch J. League Cup và đương kim vô địch Copa Sudamericana.
Giải bóng đá Liên Thái Bình Dương:
Tổ chức từ năm 2008 tới 2009 và diễn ra giữa các câu lạc bộ của châu Á, châu Đại Dương và Bắc Mỹ.
Cúp Liên lục địa Còn có tên là Toyota Cup:
Tổ chức thường niên từ 1980 tới 2004 giữa đội đương kim vô địch châu Âu và đương kim vô địch Nam Mỹ.
UAFA Arab Champions League:
Tổ chức thường niên từ năm 1982.
Arab Cup Winners’ Cup:
Tổ chức thường niên từ năm 1989 tới 2001.
Siêu cúp bóng đá Ả Rập:
Tổ chức thường niên từ năm 1992 tới 2001 giữa đội vô địch UAFA Arab Champions League và Arab Cup Winners’ Cup.
Hãy cập nhật để theo dõi những trận đấu hấp dẫn được mong đợi sắp diễn ra, đừng bỏ lỡ sự kiện quan trọng nhất trong năm của thể thao quốc tế.
Môn thể thao vua được nhiều người mong đợi với những trận cầu đỉnh cao siêu kinh điển có sự góp mặt của các siêu sao trên toàn thế giới.
FIFA
Đại hội FIFA là cơ quan quan trọng nhất của tổ chức quản lý bóng đá thế giới này. Đại hội FIFA thường hội họp hai năm một lần. Tuy nhiên, kể từ năm 1998,
Đại hội FIFA được tiến hành thường niên trong một cuộc họp bất thường. Việc có những cuộc họp thường niên giúp cơ quan “Nghị viện của bóng đá thế giới” có ảnh hưởng tới những quyết định về các vấn đề nổi cộm xuất hiện ngày càng nhiều trong bóng đá.
Đại hội FIFA đưa ra những quyết định liên quan tới quy chế quản lý của FIFA và phương cách áp dụng và thực hiện chúng. Cơ quan này cũng thông qua đánh giá năm, quyết định chấp nhận đơn của các LĐBĐQG và vùng lãnh thổ làm thành viên mới và quan trọng nhất là chức Chủ tịch FIFA.