Doanh nghiệp là gì?. Theo định nghĩa của một số chuyên gia kinh tế thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng và tài sản riêng. Doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch công khai, ổn định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp là một khái niệm quan trọng đối với lĩnh vực kinh tế. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện nay. Điều này được quy định rõ nét trong luật doanh nghiệp 2014.
Doanh nghiệp là gì?
Các doanh nghiệp hiện nay đều thực hiện một quá trình kinh doanh liên tục và sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để sinh lợi nhuận cao.
Như vậy các doanh nghiệp được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi.
Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường.
Các loại hình doanh nghiệp hiện nay.
Tùy theo loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp được phân chia một cách phù hợp.
Tuy nhiên nếu xét theo góc độ bản chất kinh tế của chủ sở hữu thì các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp được chia thành 3 loại như sau:
Theo bản chất kinh tế của chủ sở hữu
- Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship).
- Doanh nghiệp hợp danh (Partnership).
- Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation).
Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ. Nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông.
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung gọi là thành viên hợp danh).
Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.
Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài 1996 chưa đăng ký lại hay chuyển đổi theo quy định.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là các doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ. Cá nhân này sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ với khối tài sản của mình và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật thì mỗi cá nhân chỉ có quyền thành lập một công ty 1 thành viên.
Doanh nghiệp tư nhân có những ưu điểm cơ bản như sau.
Quản lý và định hướng phát triển công ty dễ dàng vì có 1 chủ sở hữu.
Ít chịu sự ràng buộc của pháp luật.
Bên cạnh đó cũng có những nhược điểm như:
Bị hạn chế về huy động nguồn vốn do doanh nghiệp này không có quyền phát hành cổ phiếu.
Trách nhiệm lớn hơn với toàn bộ tài sản của mình trước pháp luật.
Công ty tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ áp dụng Luật đầu tư nước ngoài 1996 để điều chỉnh một cách phù hợp.
Nếu xét căn cứ vào chế độ trách nhiệm thì doanh nghiệp lại được chia thành 2 loại sau:
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn
Là một loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu phái có nghĩa vụ trả nợ thay cho doanh nghiệp. Bằng tài sản của mình khi doanh nghiệp không còn đủ tài chính để thực hiện kinh doanh.
Hiện nay tại Việt Nam có hai doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp vô hạn đó là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn
Loại hình doanh nghiệp này gồm có: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Những doanh nghiệp này có trách nhiệm hữu hạn này có chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn là một trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các công ty này bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và các công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có 1 thành viên.
Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
Cụ thể so sánh loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và 1 thành viên chúng ta có thể thấy được sự khác biệt như sau:
Công ty trách nhiệm 2 thành viên trở lên
Loại hình doanh nghiệp này có số thành viên là tổ chức, các nhân không vượt quá 50.
Vốn của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của luật Doanh nghiệp 2014 tại các điều 52,53 và 54.
Các thành viên trong doanh nghiệp có trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
Nhưng một số trường hợp được quy định tại điều 48, khoản 4 của luật Doanh nghiệp 2014 thì có thể có thay đổi phù hợp.
Loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp theo loại hình này không được phát hành cổ phần huy động vốn.
Doanh nghiệp là gì? và Ưu điểm Công ty trách nhiệm 2 thành viên trở lên:
Dễ quản lý và điều hành vì số lượng thành viên không nhiều.
Có tư cách pháp nhân và các thành viên tham gia công ty phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã đóng góp.
Hạn chế xâm nhập của người lạ vào công ty, tránh được rủi ro.
Nhược điểm công ty trách nhiệm 2 thành viên trở lên:
Chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật.
Hạn chế về mặt huy động vốn do không được phát hành cổ phiếu.
Các loại hình doanh nghiệp hiện nay ngày một đa dạng hơn.
Công ty cổ phần
Đây là một loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Chính vì cách phân chia vốn như vậy mà các công ty này được gọi là doanh nghiệp cổ phần.
Cổ đông của công ty có số lượng tối thiểu là 3 và không bị hạn chế số lượng tối đa như công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.
Công ty cũng có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký kinh doanh thành công. Loại hình doanh nghiệp này có thể thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.
Ưu điểm của công ty cổ phần:
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân rõ ràng.
Được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Đối tượng tham gia vào hoạt động của công ty khá rộng, không bị giới hạn.
Nhược điểm công ty cổ phần:
Chịu sự kiểm soát và điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật đặc biệt là các chế độ tài chính, kế toán.
Việc quản lý phức tạp vì có thành phần cổ đông nhiều, không bị hạn chế.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị thôn tính.
Doanh nghiệp hợp danh
Doanh nghiệp là gì?. Doanh nghiệp hợp danh được hiểu là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu của công ty. Hai thành phần này cùng làm việc, cùng kinh doanh với một cái tên chung nên được gọi là công ty hợp danh.
Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình và nghĩa vụ của công ty theo quy định của pháp luật.
Ưu điểm của doanh nghiệp hợp danh:
Công ty có tư cách pháp nhân.
Việc điều hành công ty không phức tạp như các loại hình doanh nghiệp khác.
Bên cạnh đó còn có các thành viên góp vốn.
Nhược điểm của doanh nghiệp hợp danh
Các doanh nghiệp này bị hạn chế huy động vốn và không có quyền phát hành cổ phiếu.
Mọi thành viên của công ty đều có quyền quản lý công ty như nhau.
Điều này dẫn đến sự khó khăn trong định hướng phát triển chung của công ty. Nếu như không có sự thống nhất thì rất dễ xảy ra tranh chấp.