Chúng ta thường nghe nói tới doanh nhân trong cuộc sống, vậy doanh nhân là gì? doanh nhân có vai trò như thế nào đối với đất nước?. Doanh nhân là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để xác định một tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản mới xuất hiện từ sau những năm 90.
Doanh nhân là gì?
Doanh nhân là những người trực tiếp kinh doanh hoặc được thuê để trực tiếp kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, nhiệm vụ của những người này gắn liền với trách nhiệm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu xét theo định nghĩa trên thì giám đốc, tổng giám đốc một doanh nghiệp. Nhà nước không phải là doanh nhân vì họ làm công chức, lương của họ đương xếp theo thang, bảng lương của công chức nhà nước và họ nhận lương theo lịch, họ không phải gắn bó với doanh nghiệp về trách nhiệm và lợi ích.
Đặc điểm của doanh nhân?
Các doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đều là những con người đã thành đạt trong sự nghiệp của mình, điều này tạo ra một hiệu ứng tâm lý rằng : cứ được gọi là doanh nhân có nghĩa là người đó là người có nhiều tiền.
Doanh nhân là gì là những người kinh doanh hoặc đóng vai trò chủ chốt trong việc quản trị và điều hành doanh nghiệp.
Là những người có năng khiếu và kỹ năng đặc biệt về kinh doanh, có các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh.
Là người có năng lực quản lý và quản trị cao hơn hẳn những người khác Có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh.
Tự tin, làm việc chăm chỉ, có kỷ luật và cống hiến hết mình
Có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia
Doanh nhân thường là người rất giỏi trong lãnh vực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác. Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.
Vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế :
Vai trò chính của doanh nhân là sử dụng năng lực, kỹ năng của mình để xây dựng, vận hành và phát triển doanh nghiệp, làm ra hàng hóa chất lượng, uy tín và đáng tin cậy, của cải trong xã hội và tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân.
Doanh nhân là người kinh doanh, đôi khi được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp.
Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc).
Từ xưa tới nay doanh nhân đã tạo ra một tầng lớp mới trong xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân, tầng lớp này trước đây vốn chỉ cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa thì nay đã bắt đầu có những dự án đầu tư nước ngoài.
Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay muốn phát triển cũng rất khốc liệt khi phải cạnh tranh thương trường với các doanh nhân của thế giới.
Doanh nhân hay người quản lý trong doanh nghiệp sẽ là những người lên ý tưởng, hoạch định công việc cụ thể rồi giao cho cấp dưới thực hiện; theo dõi quá trình thực hiện công việc của người khác, chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động của họ.
Cấp bậc quản lý và trách nhiệm :
– Nhà quản lý cấp cao (nhóm nhỏ các nhà quản lý ở cấp bậc tối cao trong tổ chức): sẽ chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng trong tổ chức.
– Nhà quản lý cấp giữa (cấp trung gian): trên họ và dưới họ còn có những nhà quản lý khác. Họ sẽ chịu trách nhiệm với phần việc thuộc cấp quản lý của mình trước nhà quản lý cấp cao.
– Nhà quản lý cấp cơ sở (cấp bậc cuối cùng): là những người thực hiện quản lý kỹ năng kỹ thuật mang tính chuyên môn nghiệp vụ.
Những yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng, cũng như người dân cũng vì vậy mà ngày càng cao. Do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nhân về bổn phận, phải có trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội.
Các doanh nhân muốn phát triển doanh nghiệp bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất – kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường
thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi về lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện.
Tóm lại Doanh nhân là gì?
Họ sẽ là người lên kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất, thông tin một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Tùy từng doanh nghiệp, mà người quản lý doanh nghiệp sẽ nắm giữ những chức danh cụ thể như: chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.
Và tất cả các chức danh Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc…