Hà thủ ô là gì? Hà thủ ô hay còn gọi là hà thủ ô đỏ để phân biệt với hà thủ ô trắng là loại dây leo, sống lâu năm. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau có rể phồng thành củ còn gọi là củ Hà Thủ Ô.
Hà thủ ô là gì?
Vị thuốc là rễ hay dây của cây Hà Thủ Ô Polygonum multiflorum Thunb, tên mới, hiện nay: Fallopia multiflora, họ rau răm Polygonaceae.
Hà thủ ô phân bổ nhiều ở phía bắc Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang và rải rác miền trung tây nguyên ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định nơi có rừng núi khí hậu mát mẻ.
Tác dụng của hà thủ ô
Hà thủ ô đỏ được sử dụng nhiều do thầy thuốc Trung Quốc dùng cho vua chúa thời xưa với Hà thủ ô có tác dụng trẻ hóa da và là săn chắc da,làm tăng chức năng gan, thận và làm sạch máu.
Hà Thủ Ô trị nhiều bệnh đều trị chứng mất ngủ, xương yếu, táo bón và xơ vữa động mạch.
Hà thủ đô đỏ có thể làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu và làm giảm đau nhức bắp thịt và có đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét.
Hà thủ ô trị nhiều bệnh
Nhuận tràng
Làm tăng nhu động ruột do các thành phần anthranoid, do đó làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột.
Hà thủ ô được dùng trong các trường hợp đại tiện táo kết, tiêu hóa kém.
Bổ can thận
Dịch nước sắc của Hà Thủ Ô đỏ chế, liều 0,35g trên chuột đa cắt bỏ tuyến thượng thận,
có khả năng làm tăng tích lũy đường glycogen ở gan lên 6 lần.
Được dùng trong các trong các trường hợp can thận, âm hư, gây đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt, di tinh, liệt dương, tiểu đường, tăng mỡ máu và nhất là những trường hợp vừa tăng đường huyết, vừa tăng cholesterol.
Tác dụng này chỉ có ở Hà Thủ Ô chế.
Tác dụng bổ thần kinh
Lexitin trong Hà thủ ô còn có tác dụng làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn, an thần dễ ngủ.
Phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều. Các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm.
Ức chế trực khuẩn lao
Nước sắc Hà Thủ Ô đỏ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao.
Chống oxy hóa
Hà thủ ô có tác dụng lão hóa ngược giúp trẻ đẹp giữ được vẻ thanh Xuân.
Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng chống oxy hóa.
Chữa tóc bạc sớm
Hà Thủ Ô đỏ là vị thuốc bổ huyết(máu). Thường dùng để cải thiện những người máu xấu, tóc bạc sớm cholesterol tăng, dùng rất hiệu quả.
Người xưa ví hà thu ô như thần dược trong việc trẻ hóa, do những tác dụng thần kỳ từ hà thủ ô.
Thành phần hóa học của hà thủ ô là gì?
Cây hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol.
Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn có chứa 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).
Khi chưa chế biến, thảo dược này có chứa 7,68% tannin; 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần.
Sau khi chế biến, còn 3,82% tannin; 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.
Phân biệt hà thủ ô
Hà thủ ô có 2 loại hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng củ màu nâu về mặt dược liệu thì hà thủ ô đỏ tốt hơn hà thủ ô trắng do chứa nhiều hoạt chất.
Hà Thủ Ô hay Hà Thủ Ô đỏ, vì nó có sắc đỏ, cũng để tránh nhầm với cây Hà Thủ Ô trắng (Streptocaulon juventa) (Lour),Merr,họ Thiên Lý Asclepiadaceae.
Hà thủ Ô đỏ, còn gọi là “giao đằng”, là cây dây, ý nói thứ dây này luôn luôn quấn vào nhau cả ngày lẫn đêm,
hay “dạ hợp”, dạ là đêm, ý nói ban đêm chúng quấn lấy nhau.
Vị thuốc là rễ hay dây của cây Hà Thủ Ô Polygonum multiflorum Thunb,
tên mới, hiện nay: Fallopia multiflora, họ rau răm Polygonaceae.
Điểm khác nhau giữa các loại hà thủ ô
Thảo dược này là một vị thuốc Đông y có khả năng giúp trẻ hóa.
Chính tác dụng thần kỳ này mà ngày càng nhiều người dùng nó như một cách để “hãm phanh” quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, có đến 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng.
Bên cạnh đó, củ nâu giống với hà thủ ô dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng.
Củ nâu có tác dụng trị một số bệnh nhưng có tác dụng phụ khi sử dụng lâu vì thế cần trang bị kiến thức để phân biệt khi mua.
– Hà thủ ô đỏ:
Có hình dáng gần giống với củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ.
Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng.
Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
– Hà thủ ô trắng:
Còn được gọi là nam hà thủ ô. Đây là loại cây dây leo, thông thường người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ.
Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có nhiều nhựa trắng trên thân lá và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.
– Củ nâu:
Củ này thường có màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hoặc bầu dục.
Lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi.
Trong Đông y, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy.
Tuy nhiên, do trong củ nâu có chứa nhiều hoạt chất tannin nên dễ gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, hại gan và thận.
Bạn nên sử dụng hà thủ ô đỏ như thế nào?
Hà thủ ô có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách thì bạn có thể biến “thần dược” trở thành “độc dược”.
Nếu hà thủ ô chưa qua chế biến mà đem đi phơi khô rồi nấu nước uống thì chất chát trong thảo dược này có thể gây viêm thận, bí tiểu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Loài cây này thường được thu hoạch vào mùa thu. Củ hà thủ ô đỏ sau khi đào sẽ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch.
Củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô.
Cách chế biến hà thủ đô đỏ
Vào mùa thu, hoặc mùa xuân người ta thường đào lấy rễ quen gọi là củ. Củ có hình dáng quăn queo, giống củ khoai lang, do đó nó còn có tên: Mần Đăng (khoai lang).
Củ thường có khối lượng từ 0,5kg đến vài cân.
Năm 1967, trong dịp điều tra dược liệu lần đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam, các nhà khoa học đã đào được một củ Hà Thủ Ô đỏ, rất to, dài gần 1m, nặng gần tới 6 kg ở Mường Khương, Lào Cai.
Hà Thủ Ô đỏ, sau khi đào, rửa sạch, có thể bổ nhỏ, phơi khô, bảo quản. Khi sử dụng phải tiến hành chế biến tiếp.
Trước hết đem các miếng Hà Thủ Ô ngâm với nước vo gạo (nước gạo, mới vo) từ 12-24 giờ thỉnh thoảng khấy đảo, để loại bớt chất chát.
Sau đó rửa sạch, tiếp đó là chế với đậu đen.
Có thể lấy nước sắc của đậu đen (1kg Hà Thủ Ô, 100-200g đậu đen).
Trước hết đem đậu đen nấu nhừ, vài lần.
Gạn lấy nước.
Cho nước này vào nấu Hà Thủ Ô.
Xếp các miếng Hà Thủ Ô vào nồi, miếng to xếp xuống dưới, miếng nhỏ để lên trên, cần đổ ngập nước 2cm, đun nhiều giờ cho đến khi Hà Thủ Ô chín tới lõi.
Lấy Hà Thủ Ô ra, bỏ lõi, thái mỏng. Lấy dịch nấu còn lại, tẩm nhiều lần, vừa tẩm vừa phơi, cho đến hết dịch nấu.
Cuối cùng phơi thật khô.
Cũng có thể chế theo cách đồ. Cứ một lớp Hà Thủ Ô, lại rắc một lớp đậu đen.
Cũng xếp Hà Thủ Ô theo nguyên tắc trên, miếng to xuống dưới, miếng nhỏ lên trên. Đồ đến khi miếng Hà Thủ Ô chín tới tận lõi. Sau tiếp tục làm như trên.
Hướng dẫn cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ
Bước đầu tiên để ngâm rượu là bạn phải sơ chế. Hà thủ ô khi mới được đào lên cần đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi gọt vỏ, thái thành những lát mỏng, bỏ đi phần lõi cứng bên trong.
Để loại bỏ bớt vị chát và nóng, bạn đem hà thủ ô ngâm trong nước vo gạo từ 1 – 2 ngày, thường xuyên thay nước vo gạo 2 lần/ngày để tránh hiện tượng nước vo gạo lên men có thể làm hỏng hà thủ ô.
Chuẩn bị:
1,5kg hà thủ ô đỏ khô
0,5kg đậu đen xanh lòng
6 – 8 lít rượu trắng (rượu 40 độ)
1 ít nước vo gạo.
Thực hiện:
Rang đậu đen với lửa nhỏ cho thơm. Không nên rang quá kỹ vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong đỗ đen. Cho hà thủ ô đã qua sơ chế và đậu đen đã rang vào bình ngâm, đổ rượu vào rồi đậy kỹ nắp lại. Ngâm khoảng 3 – 6 tháng là có thể dùng được Hà thủ ô trị nhiều bệnh.
Hà Thủ Ô là gì? Lưu ý khi dùng hà thủ ô ngâm rượu:
Theo Đông y, khi dùng rượu hà thủ ô, bạn cần kiêng hành, tỏi và củ cải trắng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu.
Mặc dù, rượu hà thủ ô đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng vì uống nhiều có thể ảnh hưởng đến gan.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của Hà Thủ Ô là gì?
Hà thủ đô đỏ được sử dụng ở liều hằng ngày từ 9 – 15g thảo mộc thô.
Liều dùng của thảo dược này có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hà thủ đô đỏ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế
Hà thủ đô đỏ có dạng bào chế rễ cắt lát và dạng kết hợp với các thảo dược khác. Ngoài ra còn có các viên uống hà thủ ô. Hãy tìm kiếm nhãn hiệu uy tín và tham vấn ý kiến y bác sĩ trước khi sử dụng.
Tác dụng phụ
Buồn nôn
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng hà thủ ô đỏ?
Thảo dược này có thể gây ra một số phản ứng phụ bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, nhuận tràng (dùng lâu dài), phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần có trong hà thủ ô đỏ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô?
cũng như không nên được sử dụng nếu bạn bị tiêu chảy hoặc quá mẫn với thảo mộc.
Trong vị thuốc Hà Thủ Ô có hai thành phần chính: các anthranoid có tác dụng gây tăng nhu cầu động ruột và gây tiêu chảy.
Thành phần thứ hai là tannin, lại có tác dụng làm se ruột, gây táo bón. Như vậy, hai thành phần này luôn có tác dụng đối lập nhau.
Vì thế, để dùng được tốt vị Hà Thủ Ô đỏ, người ta phải chú ý đến chế biến vị thuốc này, loại hết phần tannin,
để không bị táo bón, bằng cách ngâm với nước vo gạo, và chế biến với các phụ liệu nói trên.
Nếu việc chế biến không đạt yêu cầu, sẽ xảy ra hiện tượng vừa bị táo, lại vừa lỏng phân.
Và dĩ nhiên, kết quả điều trị sẽ không đạt yêu cầu.