Nám da là một dạng rối loạn sắc tố da lành tính thường gặp ở nữ giới xảy ra khi tế bào melanin tăng sinh quá mức dẫn đến sự hình thành
các mảng, đốm có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm.
Bệnh thường xuất hiện ở da mặt và tập trung nhiều ở các vị trí như môi trên, cằm,
trán, sống mũi và má. Ở một số ít trường hợp, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những vùng da trên cơ thể như cổ, cánh tay và
mu bàn tay.
Nám da thường thấy ở nữ giới trên 30 tuổi – đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau khi sinh và
tiền mãn kinh nám da sau sinh khá phổ biến. Tình trạng này có thể xảy ra do rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh kéo dài,
lạm dụng mỹ phẩm chứa thành phần lột tẩy hoặc do tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng.
Nám da cũng xuất hiện ở nam giới nhưng tỉ lệ rất thấp
Bệnh cũng liên quan đến đến địa lý, chủng tộc, màu da khi mà phụ nữ châu Á,
da màu có tỷ lệ nám da cao hơn so với phụ nữ da trắng.
Nguyên nhân bệnh Nám da
Nguyên nhân gây nám da có thể được giải thích do rối loạn sắc tố thứ phát. Điều này có thể đến từ nguyên nhân nội sinh,
ngoại sinh hoặc đôi khi là sự kết hợp của cả hai.
Nguyên nhân nội sinh
Sự lão hóa là một quá trình tất yếu của da.
Sự thay đổi nội tiết tố: Bệnh có thể xảy ra ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ sau sinh; những người sử dụng thuốc tránh thai hay nội tiết
thay thế, nám da cũng có thể gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh lý nội tiết tại tuyến giáp, buồng trứng.
Stress kéo dài.
Nhiễm độc thủy ngân, chì, corticoid,... có trong các loại mỹ phẩm.
Cơ địa.
Nguyên nhân ngoại sinh
Tiếp xúc ánh nắng mặt trời gay gắt: các tia bức xạ UVA, UVB có trong ánh nắng kích thích tế bào hắc tố,
đặc biệt là trên nền da có tiềm ẩn dị ứng do hóa chất, sẽ trực tiếp gây ra rối loạn sắc tố da, đồng thời thúc đẩy lão hóa da,
ung thư da và gián tiếp gây nám da.
Bệnh lý viêm, nhiễm trùng nhiễm độc.
Dị ứng da tại chỗ.
Dinh dưỡng không hợp lý: thiếu hoa quả tươi, thiếu các loại Vitamin thiết yếu.