Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ thường gặp. Theo đó, người bệnh thường có giấc ngủ kém về số lượng (thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc)
và chất lượng (khó ngủ, tỉnh dậy nhiều lần, giấc ngủ không sâu, có nhiều ác mộng...).
Điều này dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng,
giảm tập trung trong ngày hôm sau và nhiều hệ lụy sức khỏe (giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, rối loạn tâm sinh lý)...
Nguyên nhân chính gây mất ngủ về đêm
Mất ngủ về đêm thường bắt nguồn từ một số vấn đề, chẳng hạn một vấn đề y tế như: nguyên nhân gây đau hoặc sử dụng các chất gây trở ngại cho giấc ngủ.
Nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ và mất ngủ về đêm bao gồm:
Căng thẳng, lo lắng:
Áp lực, lo lắng trong công việc, học tập, gia đình, con cái… ảnh hưởng đến tâm trí khó ngủ về đêm.
Trầm cảm:
Người mắc trầm cảm khiến hocmon cân bằng hóa học trong não bị suy giảm hoặc vì lo ngại đi kèm trầm cảm có thể giữ cho thư giãn đủ để ngủ thiếp đi.
Mất ngủ thường đi kèm với rối loạn sức khỏe tâm thần.
Bệnh lý thần kinh:
Mất ngủ về đêm có thể là do nguyên nhân của các bệnh lý liên quan tới thần kinh như: đau đầu, chóng mặt...
Thuốc:
Việc dùng thuốc không theo chỉ định, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ về đêm.
Dùng chất kích thích:
Cà phê, rượu bia, thuốc lá hay các đồ uống có cồn khác sẽ ngăn cản các giai đoạn của giấc ngủ và thường làm mất ngủ, thức giấc vào giữa đêm.
Thay đổi môi trường sống:
Du lịch hoặc thay đổi việc làm có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, làm cho khó ngủ.
Thói quen ngủ:
Lịch ngủ không đều, ngủ muộn khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể cũng thay đổi theo khiến bạn khó có thể có được một giấc ngủ ngon và sâu vào ban đêm.
Ăn muộn vào ban đêm:
Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ khiến cơ thể không thoải mái khi nằm xuống, làm cho khó để có được giấc ngủ.
Nhiều người gặp phải trình trạng ợ nóng, trào ngược acid và thức ăn từ dạ dày thực quản sau khi ăn.