16 Tác Dụng Của Lá Lốt từ thời xưa lá lốt được ông bà ta chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Ở vùng quê nhà nhà điều trồng lá lốt như một loại rau trong vườn.
Cây Lá Lốt
Cây lá lốt là loại cây thuộc họ nhà hồ tiêu, được dùng nhiều trong ẩm thực ngoài ra lá lốt là một loại dược liệu quí. Là loại cây ưu ẩm ước thường mọc ở những nơi ẩm ướt chủ yếu là vùng trung du và miền núi.
Lá lốt là một trong những loài cây mọc khá nhiều và phổ biến ở các vùng nông thôn của Việt Nam. Nó thường được người dân dùng để làm gia vị trong các bữa ăn dân giã như chả lá lốt, ốc nấu chuối, bò cuốn lá lốt…
Phần lá đơn có hình trái tim, mặt nhẵn, rộng; phía mép uốn lượn và thường mọc so le nhau.
Thành phần có trong lá lốt
Theo những nghiên cứu của Đông y cho biết, trong 100g Lá lốt bao gồm có: hơn 80% thành phần nước ; protein; gluxit; chất xơ; canxi; phosphor; vitamin C và một vài dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe…
Trong y học hiện đại, Lá lốt cho thấy được tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau, chống viêm nhiễm và kháng khuẩn.
Cây lá lốt có tên khoa học là Piper sarmentosum, là loại cây thuộc họ Hồ tiêu.
Thân cây cao khoảng 30 – 40cm, thân mọc thẳng.
Lá của cây là lá đơn, hình tim, mặt lá sáng bóng, có gân phân ra từ cuống lá.
Lá lốt có mùi thơm đặc sắc, hoa thành cụm ở nách lá, quả mọng, chứa một hạt.
Đây là loại cây ưa bóng râm, ưa ẩm, phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, đặc biệt là Việt Nam ta.
16 Tác Dụng Của Lá Lốt
Lá lốt có tác dụng gì? Lá lốt được cho là thần dược trị nhiều bệnh theo những bài thuốc dân gian được truyền lại qua nhiều đời. Dưới đây là 16 tác dụng của lá lốt mà chúng ta không thể bỏ qua.
1. Chữa đau xương khớp
Lá lốt là loại dược liệu trị đau nhức xương khớp rất tốt Khi bạn bị đau nhức xương khớp ở đầu gối, bạn có thể lấy 20g ngải cứu và 20g lá lốt đem rửa sạch
Sau đó đem giã nát thêm giấm đã được chưng nóng đắp/chườm lên đầu gối đang bị sưng đau.
Áp dụng phương pháp này trong 10 ngày liên tục bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
2. Kích thích tiêu hóa
Hàm lượng vitamin C và các dưỡng chất khác có dồi dào trong Lá lốt sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó cơ thể có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Đặc biệt là giúp cải thiện chất lượng cuộc sống tình dục ở nam giới.
3. Tốt cho thận hỗ trợ sinh lý
Trong y học, Lá lốt được xem là “thần dược” thay thế cho thuốc viagra giúp hỗ trợ chức năng sinh lý đối với nam giới.
Đặc tính của Lá lốt có tính ấm giúp tăng cường sự lưu thông máu đến cơ quan sinh dục, từ đó có khả năng kích thích sự ham muốn một cách tự nhiên và hỗ trợ khả năng “yêu” lâu dài hơn.
4. Sát khuẩn, kháng viêm
Trong Lá lốt có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Nhất là cơ chế chống viêm nhiễm tự nhiên của loại lá này.
5. Chữa ra mồ hôi tay chân
Bạn là người ra nhiều mồ hôi chân và tay, bạn cảm thấy bị tư ti khi tiếp xúc cùng ai đó với 1 bàn tay ướt nhẹp.
Lá lốt nhỏ bé sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu này.
Tất cả bạn cần làm chính là chuẩn bị 30g lá lốt tươi, rửa sạch và đun sôi khoảng tầm 3 phút cùng với một ít muối.
Trước khi đi ngủ, lấy nước này để ngâm chân, dùng liên tục khoảng 5 – 7 ngày.
Lấy khoảng 50 g Lá lốt, đem đi sao khô. Sau đó, cho phần lá khô đun sôi 300 ml nước đến khi còn 1/3 nước thì chắt nước ra ly. Chia ra uống thành 2 – 3 lần/ngày. Dùng thức uống này liên tục trong 1 tuần rồi tạm ngưng trong vòng 3 ngày, sau đó dùng tiếp để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.
6. Chữa viêm xoang
Viêm xoang là căn bệnh một khi đã mắc phải sẽ rất khó chịu
Vì nó gần như làm đau tất cả các bộ phận trên mặt, nhức giữa 2 mắt, đỉnh đầu, vùng gáy vùng má.
Để chữa bệnh với lá lốt bạn cần rửa sạch lá, sau đó vò nát, nhét vào mũi để các tinh chất có trong lá lốt thẩm thấu lên các xoang.
Tiến hành hàng ngày cho đến khi có những dấu hiệu giảm bớt nha.
7. Giải cảm
Dùng một nắm Lá lốt rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun với nước. Đun sôi một lúc đến còn khoảng 100ml nước Lá lốt thì chắt nước ra ly. Chia nước ra uống làm nhiều lần trong ngày, sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng đau bụng một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Trong Đông y người ta phát hiện ra lá lốt có vị cay, tính ấm và có mùi thơm nên chúng có tác dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh hay giải cảm, trị thương hàn.
Cách dùng:
Cho 20g lá lốt đã được rửa sạch, cho vào đun khoảng 300ml
Đun cạn đến khi còn 100ml
Uống vào trước bữa tối và dùng liên tục trong vòng 2 ngày sẽ khỏi bệnh.
8. Chữa viêm âm đạo
Các nguyên liệu cần chuẩn bị là: 20g phèn chua, 40g nghệ, 50g lá lốt.
Các nguyên liệu trên cho vào bếp đun khoảng 20p cho đến khi dưỡng chất được tiết ra hết, hòa tan với nước.
Bạn lấy nước đó đem đi rửa hoặc có thể dùng để xông khi còn nóng để có được hiệu quả tốt nhất.
9. Chữa viêm tinh hoàn
Trong Lá lốt có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Nhất là cơ chế chống viêm nhiễm tự nhiên của loại lá này, giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục của nam giới. Một số vấn đề sinh lý nam giới liên quan đến sự viêm nhiễm như: nhiễm trùng tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,…
Chữa viêm tinh hoàn cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu hơn: 12g lá lốt, 12g lệ chi, 12g bạch truật, 10g bạch linh, 10g trần bì, 6g phòng sâm, 21g sinh khương, 5g hoàn kỳ, 6g sơn thù, 4g cam thảo.
Cho tất cả các nguyên liệu đó đem sắc với 3 bát nước cho đến khi còn lại 1 bát thì đem chia ra uống trong ngày.
10. Chữa bệnh tổ đĩa
Tổ đỉa là một bệnh lý thường được phát hiện ở bàn chân và bàn tay, chúng thường là những mụn nước rất ngứa mọc trong lòng bàn chân, bàn tay.
Chúng mọc rải rác hoặc mọc thành cụm, thành đám và thường tái lại dai dẳng.
Trong y học hiện đại, người ta tìm thấy ở lá lốt có rất nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất có lợi.
Lá lốt có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tốt.
Chúng có khả năng tiêu viêm, phục hồi da bị tổn thương.
Chính vì vậy, lá lốt được sử dụng để ngăn chặn các triệu chứng khó chịu đi kèm của bệnh tổ đỉa như nứt da, đỏ da, ngứa ngáy…
Uống nước cốt lá lốt nhằm ức chế sự lây lan và làm giảm khả năng tiến triển của bệnh.
Nguyên liệu bao gồm:
30g lá lốt
20g muối hạt
Cách thực hiện
Lá lốt đem rửa sạch với nước muối, dùng cối giã với muối hạt
Vắt lấy nước cốt sau đó hòa với nước đã đun sôi và cho người bệnh uống khi còn nóng.
Ngoài ra, bạn có thể lấy lá lốt đã được đem giã đắp vào chỗ bị thương để các dưỡng chất có thể thẩm thấu lên vùng da bị bệnh từ đó cải thiện được những mụn nước nổi trên da.
11. Điều trị rắn cắn
Ở miền quê thường có nhiều bụi rậm, nơi tụ tập các loài động vật nguy hiểm
Nếu chẳng may bị rắn cắn, hãy tìm ngay đến lá lốt để ngăn chặn lại độc tố có trong rắn.
Bạn cần có lá lốt, lá khế, lá ván trắng đem giã lấy nước uống.
Sau đó cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.
12. Chữa đau nhức răng viêm lợi
Khi bị đau răng do sâu răng chúng ta thường nghĩ đến việc sử dụng thuốc giảm đau
Tuy nhiên dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Tuy nhiên, với rễ cây lá lốt việc làm giảm các cơn đau sâu răng lại hoàn toàn đơn giản.
Lấy rễ cây lá lốt đem rửa sạch, giã nát cùng với mấy hạt muối, vắt lấy nước cốt.
Sau đó, dùng bông chấm vào chỗ răng đau, ngậm khoảng 3 -5p thì súc miệng lại bảng nước muối, thực hiện như vậy từ 2-3 lần sẽ thấy hiệu quả.
Dùng 20g lá lốt với một chút muối hạt, đem giã nát, lọc lấy nước cốt hòa cùng nước lọc dùng để súc miệng 3 lần/ngày sẽ chữa được bệnh viêm lợi gây khó chịu.
13. Bổ sung sữa mẹ cho trẻ nhỏ
Theo các chuyên gia y tế chứng minh rằng, Lá lốt có lợi ích rất tốt cho mẹ bầu nhất là với những bà mẹ đang có vấn đề về sữa mẹ.
Thực chất, trong thành phần của lá có chứa khá nhiều các hợp chất alcaloid và flavonoid. Đây là hai loại tinh chất vô cùng có ích cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé.
14. Loại bỏ tàn nhan
Lá lốt chứa trong mình rất nhiều chất xơ tự nhiên, tinh dầu và chất phenol. Những thành phần tự nhiên này đều là những dưỡng chất có lợi cho làn da của phụ nữ, đặc biệt là trị dấu hiệu tàn nhang trên da mặt.
Hơn nữa, cây Lá lốt còn giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi da bị tổn hại do nám, tàn nhang gây ra. Ngoài ra còn bảo vệ , nuôi dưỡng làn da thêm tươi khỏe và mịn màng. Với mặt nạ từ Lá lốt sẽ giúp cho da kháng khuẩn ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn.
15. Làm trắng da
Nếu bạn muốn có có một làn da trắng hồng tự nhiên mà không cần xài mỹ phẩm thì hỗn hợp Lá lốt là một trong những phương pháp tự nhiên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt và an toàn nhất.
Hỗn hợp gồm có những nguyên liệu sau: Lá lốt, mật ong, nước cốt chanh, sữa chua không đường.
Cách thực hiện: Đầu tiên rửa sạch Lá lốt với nước muối, sau đó đem dằm nhuyễn lấy nước cốt. Tiếp đến trộn đều các nguyên liệu vào nước cốt và thoa đều lên da. Giữ nguyên khoảng 15 – 20 phút để hỗn hợp thấm dần đều rồi tắm sạch lại với nước lạnh.
Áp dụng phương pháp và duy trì liên tục 2 lần/tuần để thấy được hiệu quả mong muốn.
16. Chữa rôm sảy
Bản chất của Lá lốt có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên có khả năng loại bỏ vi sinh, vi khuẩn ký sinh trên da trẻ nhỏ. Vì thế bạn có thể dùng phần lá để trị chứng rôm sảy, nổi mẫn đỏ cho bé.