10 bước xây dựng thương vụ M&A. Để xây dụng một thương vụ M&A hiệu quả phải qua nhiều bước. Trong thực tế thường có thể mất từ 6 tháng đến vài năm để hoàn thành. Trước khi muốn thâu tóm 1 doanh nghiệp hay 1 thương hiệu nào đó.
Chủ doanh nghiệp đó phải có kế hoạch lâu dài một là “mua đứt, bán đoạn”. Hai là núp bóng liên doanh để dần thau tóm thị phần. Vậy quy trình M&A là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu.
Bước 1: Xây dựng chiến lược M&A
Điều đầu tiên khi muốn triển khai một thương vụ M&A người quản lý là Giám đốc điều hành hay lãnh đạo cấp cao cần xây dựng.
Phát triển chiến lược M&A rõ ràng về những gì họ mong muốn đạt được từ việc mua lại và kế hoạch. Phương thức để đạt được mục tiêu đó.
Bước 2: Xác định tiêu chí tìm kiếm M&A
Xác định các tiêu chí chính để xác định các công ty mục tiêu tiềm năng.
M&A phải đạt những tiêu chí về lợi nhuận sau khi mua, vị trí địa lý với khách hàng tiềm năng. Hay nguồn khách hàng mà thương hiệu đó đã có được.
Bước 3: Đánh giá các mục tiêu tiềm năng
Sau khi đã xác định những tiêu chí tìm kiếm những công ty thương hiệu tìm năng là bước đánh giá mục tiêu muốn thực hiện thương vụ M&A.
Việc đánh giá mục tiêu rất quan trọng ảnh hưởng đến phát triển sau này của doanh nghiệp đó.
Bước 4: Bắt đầu lập kế hoạch mua lại
Sau khi đã tìm được những ứng viên tìm năng, bước tiếp theo là liên hệ một hoặc nhiều công ty. Mục đích của cuộc hội thoại là để có thêm thông tin xem xét mức độ phù hợp cho việc sáp nhập hay mua lại.
Bước 5: Thực hiện phân tích định giá
Niếu cuột nói chuyện đầu tiên diễn ra tốt đẹp. Người thâu tóm sẽ yêu cầu công ty mục tiêu cung cấp thông tin đáng kể về tài chính hiện tại, tình hình kinh doanh vvv.
Để cho người thâu tóm đánh giá thêm mục tiêu có phù hợp mua lại. Niếu phù hợp là bước định giá trị của doanh nghiệp bị thau tóm.
Có thể dựa trên lợi nhuận. Giống như vụ UNICHARM mua lại Diana với giá gấp 40 lần lợi nhuận trong 1 năm của Diana. Thương vụ M&A này Diana thu về 4.000 tỷ đồng cho một thương hiệu Việt trong năm 2011.
Định giá phân tích là bước quan trọng trong 10 bước xây dựng thương vụ M&A. Lời hay lỗ phụ thuộc vào bước này.
Bước 6: Đàm phán
Khi người muốn thâu tóm đã có đủ thông tin cho phép xây dựng một đề nghị hợp lý.
Khi đề xuất ban đầu đã được trình bày, hai công ty có thể thương lượng các điều khoản chi tiết hơn. Về quyền lợi của doanh nghiệp sau khi thực hiện thương vụ M&A.
Bước 7: Thẩm định
Thẩm định là bước cuối cùng để ký hợp đồng mua bán. Nhằm xác nhận hoặc điều chỉnh giá trị của công ty mục tiêu bằng cách tiến hành kiểm tra. Thẩm định phân tích chi tiết mọi khía cạnh của hoạt động công ty mục tiêu. Về các
chỉ số tài chính, tài sản nợ, nguồn khách hàng, nhân sự công ty, đại lý phân phối, sản phẩm và nguyên vật liệu…
Bước 8: Hợp đồng mua bán
Khi các bước trên không có vấn đề phát sinh, các bên đã thống nhất về thỏa thuận mua bán. Ký hợp đồng mua bán là bước cuối cùng các bên đưa ra quyết định cho dù đó là tài sản hay cổ phần.
Bước 9: Tài chính
Sau khi thoải thuận được ký kết. Các nhà đầu tư của doanh nghiệp bị mua sẽ nhận được cổ phiếu mới là cổ phiếu mở rộng của công ty mua lại.
Đôi khi các nhà đầu tư sẽ nhận được cổ phiếu mới xác định một thực thể doanh nghiệp mới được tạo ra bởi thỏa thuận M&A.
Trong một vụ sáp nhập mà một công ty mua một công ty khác. Công ty mua lại sẽ thanh toán cho cổ phiếu của công ty mục tiêu bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc cả hai.
Bước 10: Kết thúc giao dịch
Kết thúc giao dịch, các nhóm quản lý của mục tiêu và người thâu tóm làm việc cùng nhau trong quá trình sáp nhập hai công ty.
Người mua và Người bán thường có một số điều chỉnh tài chính sau khi kết thúc. Người mua phải tích hợp công ty được mua lại vào công ty mẹ hoặc đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục hoạt động như một doanh nghiệp độc lập.
Năm 2019 có 2 thương vụ nổi tiếng tại Việt Nam. Saigon Co.op mua lại Auchan Việt Nam và VinMart sáp nhập vào Masan.
Trên đây là 10 bước xây dựng thương vụ M&A khi những tập đoàn lớn muốn thâu tóm những công ty nhỏ. Quy trình M&A là gì?