AngKor Wat Kinh Đô Của Campuchia du lịch Campuchia thăm người hàng xốm ngay sát Việt Nam với rất nhiều điểm đến thú vị, hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời đối với bất cứ ai từng có dịp ghé thăm. Đó chính là đất nước Campuchia người hàng xóm thân thiện.
Điều đặc biệt khi đi du lịch Campuchia chính là nét hoang sơ, không bị khai thác phục vụ du lịch quá nhiều, giữ trọn vẹn được giá trị lịch sử, giá trị cảnh quan đặc biệt. Không chỉ có hòn đảo Koh Rong Samloem tuyệt đẹp, kì quan Angkor Wat mới chính là hai địa danh không thể bỏ qua trong hành trình khám phá xứ Cam của bất cứ ai.
AngKor Wat Kinh Đô Của Campuchia
AngKor Wat từ lâu đã được ưu ái coi là một biểu tượng du lịch của xứ Cam. Vậy điều gì làm nên sự hấp dẫn của kì quan được UNESCO công nhận này?
Angkor Wat hay còn gọi là Đền Đế Thiên, nằm cách thủ đô Phnom Penh 317km về phía Bắc. Đây là một quần thể điền đại tại Campuchia, đồng thời là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng đến hơn 162 hecta. Theo tiếng Khmer, Angkor có nghĩa là kinh đô, còn Wat có nghĩa là Đền hay Chùa. Có rất nhiều câu chuyện lịch sử huyền bí được kể lại về Angkor Wat.
Ngược dòng thời gian, Indravarman Vĩ đại, với mong muốn mở rộng vương quốc của mình mà không cần chiến tranh và bắt đầu cho xây những công trình lớn nhờ của cải có được thông qua mậu dịch và nông nghiệp.
Sau khi ông mất, con trai ông, Yasovarman I đã tiếp tục cho xây rất nhiều công trình quan trọng và ông ra lệnh cho thiết kế và tiến hành xây dựng Angkor Wat, khi người Khmer đang trong giai đoạn đỉnh cao về tôn giáo, quân sự,.. Người chịu trách nhiệm xây dựng đền Angkor Wat chính là vua Suryavarman II (trị vì từ năm 1113 đến năm 1150).
Công trình này ban đầu để thờ thần Vishnu, một vị thần theo tín ngưỡng Ấn Độ Giáo. Thời kì thờ thần Vishnu của Đền Angkor Wat đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp như thời gian ngôi đền được hoàn thiện, tên của ngôi đền trước đây….
27 năm sau cái chết của vua Suryavarman II, năm 1177, Angkor bị người Chăm Pa tàn phá. Đến cuối thế kỉ hai mươi, Angkor Wat từ một trung tâm tín ngưỡng Ấn Độ giáo, dần chuyển sang Phật giáo như ngày nay.
Sau đó vua Jayavarman VII đã phục hưng đế quốc và thành lập một thủ đô và đền thờ mới là Angkor Thom và Bayon và Angkor Wat dần bị quân lãng giữa khu rừng già cho đến tận năm 1860, khi được Herri Mouhot- một học giả người Pháp khám phá lại.
Cho đến nay, nơi đây đã trở thành một điểm đến thu hút rất nhiều lượt khách đến tham quan và tìm hiểu lịch sử và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, sánh ngang với các công trình vĩ đại như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, Kim Tự Tháp ở Ai Cập, đền Taj Mahal ở Ấn Độ…
Angkor Wat được xây dựng bằng vô vàn phiến sa thạch, đây là dạng đền núi ở Campuchia có lối vào chính theo hướng Tây- hướng Mặt Trời lặn.
Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer cổ, theo dạng đền – núi cùng nhiều dãy hành lang dài và nhỏ hẹp, tượng trưng cho núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ Giáo.
Ngôi đền cổ này khiến tất cả mọi người đều ngỡ ngàng vì sự đồ sộ, hoành tráng và bàn tay tài hoa của người Khmer cổ. Những câu chuyện lịch sử về ngôi đền này chỉ được kể nhờ việc ráp nối các bằng chứng được thu thập trong quá trình dọn dẹp và phục dựng cả khu vực Angkor.
Đền Angkor Wat có tất cả 5 tháp, tháp chính cao 65m, 4 tháp phụ cao 40m. Khu đền chính gồm 398 gian kết nối chặt chẽ với nhau. Con đường dẫn tới chính môn của Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, rộng gần 10m và có độ cao 5m so với mặt nước hồ ở hai bên đền.
Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Ngôi đến được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc.
Angkor Wat bắt đầu trở thành một điểm du lịch lớn từ thập niên 90. Đến nay, hàng triệu du khách quốc tế đã đổ về Campuchia hàng năm để tận mắt chiêm ngưỡng khu di tích Angkor huy hoàng của người Khmer.
Đặc biệt hơn, nguồn thu từ du lịch khám phá Angkor cũng được giữ lại phần nào để phục vụ trùng tu và bảo tồn ngôi đền, để Angkor Wat không còn là một công trình ngủ quên nữa!