Gen Z hay còn gọi là thế hệ Z là một thuật ngữ mới dùng để chỉ những người sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định từ năm 1997 đến năm 2013.
Vì sao gọi những người sinh trong khoản thời gian này là thế hệ Z hãy cùng Vznew tìm hiểu về Gen Z.
Gen Z là gì?
Là một cụm từ nhằm chỉ những người sinh tử năm 1997 đến năm 2013 còn gọi là thế hệ Z
Gen z từ năm nào, gen z từ năm 1997 – 2013.
Vậy tại sao gọi là gen Z hay thế hệ Z vì những người vừa mới sinh ra đã được tiếp cận internet là thế hệ đầu tiên vừa mới sinh ra đã tiếp cận với các thiết bị kỹ thuật số và điện tử từ nhỏ.
Các thành viên của thế hệ Z còn được mệnh danh là những “công dân thời đại kĩ thuật số”.
Ngoài ra do sinh sau thế hệ Y nên được gọi là thế hệ Z.
Vì được tiếp cận với internet từ bé nên thế hệ này có thể nói là thế hệ trẻ nhiệt huyết xây dựng đất nước là mầm xanh của xã hội.
Về nhận thức và cách cư xử cũng tốt hơn thế hệ trước và nhanh nhẹn hơn xử lý tốt hơn, tư duy của người gen z cũng tốt hơn.
Ngoài Gen Z thì thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 này còn được gọi bằng nhiều các tên khác như Gen Tech.
Net Gen, Plurals, Zoomers, thế hệ Internet, Generation Z, iGen, iGeneration, Gen Wii, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Founders, Homeland Generation, Post millennials, hay hậu Millennials…
Tìm hiểu về Thế hệ Z
Gen Z là gì? Trên thế giới, có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng ⅓ dân số.
Tại Việt Nam, Gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia.
Thế hệ Z là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α), và thường là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979).
Một số thế hệ khác
Ngoài thế hệ thế hệ Z, còn có những thế hệ khác với các tên gọi như:
Thế hệ Alpha (α): Nhóm người sinh ra từ năm 2014 đến 2025.
Thế hệ Y hay thế hệ Millennials: Nhóm người sinh ra từ năm 1980 đến năm 1996.
Thế hệ Xennials (Thế hệ vi mô, Oregon Trail hay Catalano): Nhóm người sinh ra từ năm 1975 đến 1985.
Thế hệ X (Generation X, Baby Bust, Latchkey, thế hệ MTV hay Gen X): Nhóm người sinh ra từ năm 1965 đến 1979.
Thế hệ Baby Boomer (Thế hệ bùng nổ dân số): Đây là nhóm người sinh ra từ năm 1946 đến 1964
Thế hệ Silent (Thế hệ im lặng): Nhóm người sinh ra từ năm 1925 đến 1945
Thế hệ The Greatest (Thế hệ vĩ đại nhất): Nhóm người sinh ra từ năm 1910 đến 1924
Thế hệ The Interbellum (Thế hệ giữa chiến tranh): Nhóm người sinh ra từ năm 1901 đến 1913
Thế hệ The Lost (Thế hệ đã mất, thế hệ lạc lõng): Nhóm người sinh ra từ năm 1890 đến 1915.
Giải mã ngôn ngữ Gen Z: Khum, fourk, sin lũi, chúa hề, u là trời… là gì?
Do thế hệ được tiếp cận với internet từ bé năng động và sáng tạo, nên thế hệ trẻ tuổi này có những ngôn ngữ riêng mới lạ và độc đáo.
Dưới đây là những ngôn ngữ của thế hệ z thường sử dụng
Pha-ke là gì?
Pha-ke là phiên bản biến tấu hài hước từ chữ tiếng Anh Fake, có nghĩa tiếng Việt là giả dối không phải sự thật,
không thật. Gen Z đã tách từ fa (pha) – ke (ke) để dễ sử dụng hơn. Từ pha ke thường dùng cho hàng giả, con người giởm, không phải là bản chính.
Gòy soq, chếc gồi là gì?
Gòy soq là cách viết biến tấu của từ “rồi xong”, trong khi đó chếc gồi là biến tấu của từ “chết rồi”.
Đây là từ ngữ trước đây xuất hiện nhiều ở miền tây do không phân biệt được “r” và “g”
Bắt con cá gô bỏ vô cái gổ nó kêu gột gột.
Và được gen z sử dụng thành ngôn ngữ mới làm cho sự đáng yêu của người miền tây được nhiều người biết đến.
Ngoài ra, thế hệ z này cũng có nhiều ngôn ngữ khác thể hệ sự tinh nghịch đáng yêu để thể hiện cảm xúc của mình như J z chòy (gì vậy trời), pít òy (biết rồi),…
Các Gen Z lý giải rằng “lemon” = “chanh” nên theo tính chất bắc cầu, “lemon” thêm dấu hỏi thành “lemỏn” = “chảnh.
J z tr là gì?
“J z tr” là từ viết tắt ngắn gọn của “gì vậy trời”.
Trmúa hmề là gì?
“Trmúa hmề” chính là “trúa hề” (chúa hề). Từ này thường được dùng để gọi những người, sự việc hài hước.
Chằm Zn là gì?
Thế hệ Gen Z đã sử dụng kiến thức hóa học của mình để sáng tạo từ ngữ rất độc đáo này.
Chằm Zn = Trầm Kẽm = Trầm Cảm
Fourk là gì?
Trong từ điển của gen Z, Fourk có nghĩa là bóng. Nhìn vào lý giải trong dòng dưới đây bạn sẽ hiểu tại sao nhé.
“Four” + “k” = “Bốn” + “k” = “Bốnk” = “Bóng”.
Khum là gì?
Mai mày bận gì khum, đi chơi với tao nhé! Khum thường được dùng trong câu hỏi có hoặc không.
Trong ngôn ngữ của thế hệ Z thì “Khum = Không”.
Phanh xích lô là gì?
Theo thế hệ Z, xích lô đang đi mà phanh lại sẽ phát ra tiếng kít kít, âm thanh giống như khi phát âm từ kiss (hôn) trong tiếng Anh.
Chính vì vậy, thế hệ Z dùng từ phanh xích lô để chỉ hành động hôn.
Phanh xích lô kêu kít kít -> Kít = Kiss (hôn)
Bigc là gì?
Trên mạng xã hội, từ Bigc được các bạn trẻ sử dụng không phải là tên của một siêu thị nổi tiếng đâu.
Theo Gen Z thì “Big” + “c” = “Bự” + “c” = “Bực”.
Sin lũi
Trong từ điển gen Z, “Sin lũi = Xin lỗi!”
Một cách nói lái đi để giúp câu xin lỗi trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn cho cả hai bên.
No star where
No star where là một cụm từ tiếng Anh, nếu dịch sang tiếng Việt theo từng từ đơn thì ta có:
No: Không.
Star: Sao
Where: Đâu.
Ghép cả 3 từ trên ta có No star where = không sao đâu.
U là trời” là gì?
“U là trời” hay “ulatr” có nghĩa là “trời ơi”, được dùng để bộc lộ cảm xúc chán nản, tức giận hoặc thể hiện sự kinh ngạc,xuýt xoa trước một sự việc, hiện tượng đang xảy.
Nếu bạn chưa biết những ngôn ngữ trên thì nên cập nhật nhé để khi giao tiếp với Gen z hay thế hệ Z thì đỡ bị quê nhé.