Mạch Môn Bài Thuốc Trị Suy Nhược Cơ Thể. Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn, vào 3 kinh tâm, phế và vị. Có công dụng thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hoá đờm, chỉ ho, dùng chữa hư lao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng khô khát, bệnh nhiệt. Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không được dùng. Chủ trị bệnh thời khí ( bệnh do thời tiết khí hậu gây ra), bệnh đường tiết niệu ( tiểu rắt, tiểu són), bệnh đường hô hấp (hầu, họng sưng đau).
Mạch môn là gì?
Mạch môn là một loại thảo dược, thuốc nam quý hiếm, sống lâu năm cao 10-40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mẫm, có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Loại cây này mọc hoang và được trồng ở Việt Nam lấy củ dùng để làm vị thuốc, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như: Hưng Yên, Nghệ An, Bắc Giang, Hà Nam.
Củ mạch môn có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người và có công dụng để chữa bách bệnh có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn.
Dược liệu này có tác dụng điều trị các bệnh lý như táo bón, thanh tâm trừ phiền, điều trị ho lao, thanh tâm nhuận phế, huyết áp thấp.
Cấu tạo mạch môn
Mạch môn có tên gọi khác là: mạch môn đông, mạch đông, lan tiên, giai tiên thảo, qua hoàng, tô đông.
Bộ phận dùng: Mạch môn đông (Radix Ophiopogoni) là rễ củ phơi hay sấy của cây mạch môn đông (Ophiopogon japonicus Wall) thuộc họ mạch môn đông (Haemodoraceae).
Rễ củ hình thoi, dài 1-4cm, màu vàng.
Thu hoạch vào tháng 7-8, chọn những củ già trên 2 năm , đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi, để ráo nước cho se vỏ, rồi rút bỏ lõi, phơi hay sấy nhẹ ở nhiệt độ từ 50-60 độc C cho tới khi độ ẩm dưới 13% là được.
Cần bảo quản mạch môn ở nơi khô ráo, thoáng mát.
_ Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (mát)
_ Vào các kinh: tâm, phế, vị
_ Trong mạch môn có chất nhầy, chất đường.
Những điều cần biết khi sử dụng mạch môn
Tác dụng:
Nhuận phế (bổ phổi), khỏi ho khan, mát tim, thanh nhiệt, nhuận tràng.
Công dụng:
Chữa ho, long đờm, bổ phổi (đối với các bệnh phổi, gầy còm). Còn chữa thiếu sữa, sốt khát nước, lợi tiểu, táo bón, thanh tâm trừ phiền.
Liều dùng:
Ngày uống 6-20g dưới dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn, đi ỉa lỏng không dùng.
Tương kỵ:
Khoản đông, khổ sâm, mộc nhĩ, chung nhũ, phục thạch.
Bài thuốc điều trị suy nhược cơ thể
Nhân sâm 6-9g, Mạch môn 9-15g, Ngũ vị 6-9g.
Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi. Các vị trên sắc với 600ml nước, lọc bỏ bã còn 150ml nước. Chia đều 3 phần, uống trong ngày.
Tác dụng của Mạch Môn
Mạch Môn Bài Thuốc Trị Suy Nhược Cơ Thể, Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn, vào 3 kinh tâm, phế và vị.
Có công dụng thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hoá đờm, chỉ ho, dùng chữa hư lao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng khô khát, bệnh nhiệt.
Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không được dùng. Chủ trị bệnh thời khí ( bệnh do thời tiết khí hậu gây ra), bệnh đường tiết niệu ( tiểu rắt, tiểu són), bệnh đường hô hấp (hầu, họng sưng đau).
Nhân sâm được xếp là vị thuốc đứng đầu trong nhóm bổ khí; đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: Sâm, nhung, quế, phụ và được dùng trong nhiều bệnh lý khác nhau.
Nhân sâm vị ngọt, đắng nhẹ, tính hơi ôn. Vào kinh tâm tỳ, phế, có công dụng đại bổ nguyên khí, kiện tỳ ích phế, sinh tân an thần và làm tăng trí nhớ.
Chủ trị tăng cường khả năng đề kháng miễn dịch, tăng cường chức năng của thần kinh não bộ, tăng trương lực tim mạch, tăng khả năng tạo huyết và tế bào máu, tăng cường công năng sinh lý của gan, tủy xương, tinh hoàn.
Ngũ vị tử vị chua, tính ôn; vào kinh phế và thận; có công dụng an thần, liễm phế, bổ thận, cố sáp, ích khí, sinh tân.
Bài thuốc sinh mạch tán
Chủ trị các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn, sau sốt nhiễm khuẩn, mất nước, khát nước, hồi hộp đánh trống ngực tim đập nhanh, mất ngủ, ngủ hay mê, giảm trí nhớ.
Sinh mạch tán còn được sử dụng dưới dạng trà thuốc, dịch thuốc uống và tiêm truyền đường tĩnh mạch.
Dịch thuốc uống được gọi là “Sinh mạch ẩm”, ống x 10ml, lọ 100ml . Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.
Dịch thuốc tiêm được gọi là “Sinh mạch” dùng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.