Mụn trứng cá là tình trạng viêm da mãn tính và có thể gây ra các đốm đỏ thường xuất hiện nhiều ở lứa tuổi
dậy thì, phụ nữ mang thai, sau khi sinh những người thức đêm nhiều
mụn nhọt ở bất kì đâu trên cơ thể, đặc biệt là nhiều trên mặt, vai, lưng, cổ, ngực và vùng cánh tay trên.
Tùy theo đặc điểm và mức độ của từng loại mụn, mụn trứng cá có thể bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen,
mụn nhọt, mụn mủ, các nốt sần...
Bệnh mụn trứng cá xảy ra ở mọi độ tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần, nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì.
Tuy không nguy hiểm, nhưng mụn trứng cá có thể để lại các vết thâm, sẹo trên da.
Theo thống kê, loại mụn này ảnh hưởng đến 80% người trong độ tuổi thanh thiếu niên từ 11 đến 25 tuổi.
Sau 25 tuổi mụn bắt đầu thuyên giảm
do lúc này da giảm hoạt động bài tiết dầu thừa và nội tiết tố có xu hướng ổn định.
Điều này được giải thích do ở độ tuổi thanh thiếu niên bị mụn nhiều là do, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh gây bí bách da
và dẫn đến viêm nhiễm do sự tích tụ của bụi bẩn, vi khuẩn...