Nhượng quyền thương hiệu là gì? Nhượng quyền thương hiệu là mối quan hệ theo hợp đồng. Giữa đối tác Nhượng quyền (Franchisor) và đối tác Nhận quyền (Franchisee).
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Theo thống kê của Viện Quản Trị Kinh Doanh, 1/3 các doanh nghiệp trẻ đều không thể trụ vững trong vòng 2 năm đầu tiên khởi nghiệp.
Điều mà hầu hết những doanh nghiệp này thiếu sót chính là mạng lưới an toàn, một mạng lưới chỉ có được từ việc nhượng quyền thương hiệu.
Phân biệt Nhượng quyền (Franchisor) và đối tác Nhận quyền (Franchisee)
Sở hữu thương hiệu
Hỗ trợ:
Tài chính (đôi khi)
Quảng cáo và marketing
Đào tạo
Thu phí
Mở rộng kinh doanh
với sự hỗ trợ của Franchisor
Trả phí
Vậy làm sao để một công ty có được thương hiệu?
Nhượng quyền thương hiệu là gì?. Dưới đây là những bước chung mà những nhà nhượng quyền thương hiệu đã thực hiện trước khi bạn nghe đến công ty của họ.
- Thương hiệu xuất phát từ những thành công ban đầu trong tích lũy kinh nghiệm kinh doanh. Họ đúc kết ra được cái gì nên làm và cái gì không nên. Thường xuyên tự điều chỉnh, thử nhiều chiến lược khác nhau, rồi kiểm tra đi kiểm tra lại. Cuối cùng họ có được những kết quả về tài liệu, hệ thống địa điểm và bắt đầu ý định phát triển. Đây cũng chính là thời điểm họ mở ra một vài chi nhánh và kiểm tra thường xuyên từng chi nhánh một.
- Sau nhiều lần điều chỉnh cho phù hợp, một vài chi nhánh mới được mở ra, thường là số lượng nhỏ ở những vùng thử nghiệm.
- Với nguồn thông tin thu thập được, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định về chiến lược tiếp thị và địa điểm. Liệu nhu cầu của khách hàng đã được đáp ứng chưa?. Liệu những lời đồn đại của khách hàng sẽ làm gia tăng hay đổ vỡ hình ảnh của công ty.
Nhượng quyền thương hiệu theo hệ thống
- Nhượng quyền thương hiệu theo hệ thống mới này cũng đồng thời phải yêu cầu sự san sẻ thông tin cho nhau. Liệu họ có sẵn sàng làm thế không? Liệu các cơ quan hợp tác có giúp đỡ họ không? Đầu vào từ nhượng quyền thương hiệu là một con số không có giới hạn. Họ đã đầu tư tiền bạc, thời gian và trí tuệ vào kinh doanh và dĩ nhiên là muốn được chia cổ phần.
- Một khi mọi thứ đã được chuẩn bị tốt, sự mở rộng thương hiệu bắt đầu. Một chuyên gia đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực tạo thương hiệu sẽ đưa ra các chiến lược hỗ trợ và đào tạo cho các chi nhánh, dành nhiều thời gian cho việc duy trì kinh doanh cũng như phát triển hệ thống. Theo đánh giá thì việc kiên trì là yếu tố quan trọng hàng đầu trong đầu tư kinh doanh.
Các hình thức nhượng quyền thương hiệu
Phân loại dựa vào nội dung của hoạt động kinh doanh:
- Phân phối sản phẩm (product distribution franchise)
- Phương thức kinh doanh (business format franchise)
Phân loại theo phương thức tiến hành nhượng quyền:
- Nhượng quyền cho từng cơ sở (single-unitfranchise)
- Nhượng quyền đa cơ sở (multi-unitfranchise)
- Đại lý độc quyền (master franchise hay sub-franchising)
- Đại lý khu vực (area development franchise)
Lợi của việc Nhượng quyền thương hiệu (Franchisor)
Lợi ích
- Nâng cao giá trị thương hiệu
- Phát triển nhanh
- Chi phí đầu tư thấp (chi phí đầu tư nhân viên, cửa hàng)
- Phí nhượng quyền và các phí khác
- Quản lí hiệu quả thương hiệu, hệ thống và chất lượng (trong các bước phân phối, giấy phép)
Bất lợi
- Hạn chế về mặt quản lý
- Chia sẻ lợi nhuận
- Đầu tư hỗ trợ quản lý nhiều hơn
- Các vấn đề khác với Franchisee
Lợi ích đối tác Nhận quyền (Franchisee)
Lợi ích
- Thời gian khởi nghiệp ngắn
- Mô hình quản lí kinh doanh đã được chứng minh hiệu quả
- Các chương trình tập huấn, quản trị
- Nguồn cung cấp đáng tin cậy, kinh tế
- Mức độ nhận diện thương hiệu cao
- Có sự hỗ trợ, hướng dẫn từ Franchisor
- Lợi ích từ kinh nghiệm của Franchisor
Bất lợi
- Yêu cầu các chi phí đầu tư khác
Phí nhượng quyền
Phí “Royalties”
Phí quảng cáo
Phí tập huấn, nguồn cung cấp - Yêu cầu mô hình các dây chuyền sản xuất
- Rủi ro danh tiếng (với hai bên đối tác)
- Thiếu sự kiểm soát tổng thể (với hai bên đối tác)
Trách nhiệm của 2 bên khi nhượng quyền
Nhượng quyền FRANCHISOR
– Cấp phép
– Đào tạo, hỗ trợ và xây dựng kế hoạch marketing
– Kiểm tra và nâng cao sản phẩm
– Họp hàng năm
Nhận Quyền FRANCHISEE
– Phải tuân theo tiêu chuẩn, kế hoạch tiếp cận, trả phí, huấn luyện, marketing
– Cập nhập thông tin
– Tạo dựng quan hệ
– Kiểm tra chất lượng