Thứ Năm, Tháng Mười 31, 2024

Sỏi thận – tiết niệu

Sỏi thận tiết niệu (Nephrolithiasis) là bệnh lý thường gặp nhất của đường tiết niệu, bệnh lý này gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuổi mắc bệnh thường là từ 30 – 55 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ em (sỏi bàng quang). Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tiết niệu chung trên toàn thế giới vào khoảng 3% dân số và khác nhau giữa các quốc gia.

Sỏi tiết niệu là gì?

Bệnh sỏi tiết niệu bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và có cả sỏi niệu đạo thường là do sỏi từ bên trên đi xuống kẹt lại. Bệnh hay xảy ra ở người tuổi trung niên, ít xảy ra ở trẻ em và thường có tiền sử bệnh lâu dài qua nhiều năm. Hòn sỏi có một cấu trúc đặc thù gồm 2 yếu tố: - Chất mucoprotein có tác dụng như chất keo kết dính các tinh thể với nhau để tạo sỏi. - Các tinh thể của các chất bình thường được hòa tan trong nước tiểu, chủ yếu là canxi và oxalate, ngoài ra còn có phosphate, magne, urat, cystine. Khi nước tiểu bị cô đặc quá mức hoặc khi pH nước tiểu thay đổi thì các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ kết tinh lại thành các tinh thể, và các tinh thể sẽ bị loại trừ theo dòng nước tiểu, cần phải có chất mucoprotein thì các tinh thể mới liên kết được với nhau để tạo ra hòn sỏi. Nhiễm trùng tiết niệu dễ gây kết tụ sỏi. Những bất thường ở đường tiết niệu làm chậm hoặc bế tắc dòng nước tiểu dễ gây kết tụ sỏi.

Nguyên nhân gây bệnh

Chế độ ăn uống không hợp lý (quá nhiều đạm, Hydrat Carbon, Natri, Oxalat), nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh sống ở vùng nóng, vùng nhiệt đới, … là những yếu tố thuận lợi để bệnh sỏi thận tiết niệu dễ phát sinh.
No Content Available

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.