Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu một trong những bệnh hô hấp trên phổ biến nhất và có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên bệnh khởi phát chủ yếu ở nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có sức đề kháng yếu
người bị suy nhược, suy dinh dưỡng, …
Sử dụng chất kích thích hoặc chất gây dị ứng như: khói bụi, thuốc lá, rượu bia, thuốc xịt chứa hóa chất, đồ ăn cay nóng,…
làm cháy lớp lót ở niêm mạc họng dẫn đến viêm.
Khi bị bệnh viêm họng, bạn sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt.
Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần, mà không để lại biến chứng gì. Đối với những trường hợp nặng,
bệnh có thể gây viêm amidan. Bệnh có thể tồn tại ở dạng cấp tính hay mãn tính.
Viêm họng là tình trạng niêm mạc cổ họng bị sưng viêm cấp hoặc mãn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bệnh có thể khởi phát riêng biệt nhưng cũng có thể bùng phát cùng lúc với một số bệnh lý khác như ho gà, bạch hầu, viêm VA,
sốt phát ban, viêm amidan,…
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính. Ở từng giai đoạn cụ thể, bệnh được chia thành nhiều thể khác nhau
dựa vào triệu chứng và tổn thương lâm sàng.
Thời tiết nóng bức sử dụng máy điều hòa nhiệt độ nhiều, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp, nên dễ gây viêm họng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Do axit dạ dày trào ngược lên thực quản nên khi bị bệnh này, cổ họng bạn sẽ luôn cảm thấy nóng rát.
Nhiễm HIV: Những người bị nhiễm HIV thường có hệ thống miễn dịch suy yếu. Do đó, họ dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm họng mãn tính hoặc tái phát do nhiễm trùng.
Khối u tồn tại ở cổ họng, lưỡi có thể khiến bạn bị bệnh này.
Bệnh xảy ra do nhiều yếu tố, thông thường bệnh phát sinh nhiều nhất khi vào mùa đông có tiết trời hanh khô.
– Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng cấp tính. Tác nhân gây nhiễm trùng thường là virus và chỉ có một số ít trường hợp xảy ra do vi khuẩn (viêm họng do liên cầu).
Virus: Chủ yếu là virus cúm, sởi, adenovirus, virus APC,…
Vi khuẩn: Liên cầu (chủ yếu là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A), phế cầu và sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng.
– Dị ứng:
Ngoài nhiễm trùng, Bệnh cũng có thể xảy ra do dị ứng. Nếu do nguyên nhân này, bệnh thường khởi phát cùng lúc với các bệnh lý hô hấp khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm mũi họng.
Dị ứng phấn hoa
Dị ứng thời tiết
Dị ứng thức ăn
– Nguyên nhân khác:
Đối với viêm họng mãn tính, bệnh còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như:
Do các yếu tố kích thích: Niêm mạc họng có thể bị viêm mãn tính do hít phải bụi bẩn, hóa chất, uống rượu trong thời gian dài, hút thuốc lá,…
Ảnh hưởng của một số bệnh lý khác: Viêm họng mãn tính thường là hệ quả do trào ngược dạ dày thực quản, polyp mũi, dị hình vách ngăn, viêm xoang sau, tiểu đường, suy gan,…
Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, viêm họng có thể bùng phát khi có các yếu tố rủi ro như:
Dưới 7 tuổi
Người mắc các bệnh hô hấp mãn tính
Người có hệ miễn dịch suy giảm (mắc bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, suy nhược cơ thể,…)
Sinh sống trong môi trường ô nhiễm
Cơ địa dị ứng
Tính chất công việc phải giao tiếp thường xuyên