Ma hoàng là gì? Là một trong những cây thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Hiện nay, ma hoàng phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, ở Việt Nam vẫn chưa trồng được loại dược liệu này, tất cả đều nhập từ Trung Quốc về.
Ma Hoàng Là Gì?
Thân trụ gỗ, ít nhánh màu vàng xám, mọc ngang, chia thành các đốt nhỏ dài từ 25mm-30mm. Lá mỏng mỏng đối nhau dài từ 3-4mm, dính với nhau ở dưới, phía đầu trên lá nhọn mà cong, sau này thoái hóa thành vẩy. Hoa đực mọc nhiều hơn hoa cái nhưng phân thành cành khác nhau. Quả hạt kín, có thịt. Hoa nở vào tháng 5, quả chín vào tháng 7.
Ma Hoàng có vị đắng, tính ấm, khí vị đều bạc, khinh thanh mà phù, đi lên (thẳng), là dương dược, không độc.
Phân Loại Cây Ma Hoàng
Có 3 loại Ma Hoàng chính là ; thảo ma hoàng, mộc tặc ma hoàng, trung ma hoàng. Thân lá cây ma hoàng được dùng làm thuốc trị hen, giải cảm phong hàn. Rễ ma hoàng dùng làm thuốc thu liễm.
Thảo Ma Hoàng
Có tên tiếng anh là Ephedra sinica Stapf. Ngoài cái tên Thảo ma hoàng thì loại này còn có tên gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng với đặc điểm nhận dạng: thuộc dạng cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ.
Mộc tặc ma hoàng
Có tên tiếng anh là Ephedra equisetina Bge. Mộc tặc ma hoàng có đặc điểm khác với thảo ma hoàng:mộc tặc thuộc dạng cây mộc, thân cây mọc thẳng đứng, có thể cao tới 2m chứ không thấp như thảo ma hoàng. Cánh cứng hơn, màu xanh xám hay hơi trắng. Đốt ngắn hơn, thường chỉ dài 1-3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đực và cái khác cành. Quả hình cầu, hạt không thò ra như Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn.
Trung ma hoàng
Có tên tiếng Anh là Ephedra intermedia Schrenk et Mey. Đặc điểm của trung ma hoàng cũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành Trung ma hoàng to hơn thường hơn 2mm.
Đặc Tính Của Ma Hoàng
Khi thử ma hoàng bạn sẽ nhận thấy những vị sau:
- Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).
- Vị hơi ôn (Biệt Lục).
- Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Luận).
- Vị hơi đắng mà cay, tính nhiệt mà khinh trưởng (Bản Thảo Cương Mục).
- Vị chua, hơi đắng, tính ấm (Trung Dược Học).
- Vị cay đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác Dụng Của Ma Hoàng Là Gì?
Ma hoàng là gì? Tác dụng dược lý của ma hoàng chủ yếu là tác dụng của ephedrine. Ephedrin có công thức gần giống công thức của adrenalin. Do đó tác dụng của ephedrin gần giống tác dụng của adrenalin tuy có yếu hơn nhưng thường lâu hơn.
Dùng liều cao hoặc uống quá lâu ngày có thể gây ra mồ hôi ra quá nhiều gây nên suy nhược. Ma hoàng nướng mật có tác dụng làm giảm trạng thái phát hãn này.
- Trị thương hàn, trúng phong, đầu đau, ôn ngược (Bản Kinh).
- Trị sốt cao, ôn ngược, ôn dịch (Dược Tính Luận).
- Trị mắt sưng đỏ đau, thủy thủng, phong thủng, sản hậu huyết trệ (Bản Thảo Cương Mục).
- Trị ngoại cảm phong hàn, suyễn, phù thủng (Trung Dược Học).
- Trị phong thấp khớp có hiệu quả (Hiện Đại Thực Dụng trung Dược).
- Hậu phác làm sứ của nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
- Bạch vi làm sứ cho nó (Độc Bản Thảo).
Bài Thuốc Trị Hen Suyễn
Chữa viêm khí quản, hen suyễn, cảm mạo:
Ma hoàng thang (bài thuốc của Trương Trọng Cảnh), ma hoàng 8g, quế chi 6g, hạnh nhân 8g, cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Đơn thuốc khác chữa hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, lao:
Ma hoàng 5g, tế tân 3g, Bán hạ 2g, Ngũ vị tử 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.